>> Nhiệt liệt chào đón các bạn đến tham gia diễn đàn VNSV<<
>><<
Kết quả 1 đến 8 của 8

Chủ đề: Lịch sử gsd

Threaded View

  1. #1
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    429
    Thanks
    6,712
    Thanked 2,555 Times in 433 Posts

    Lịch sử gsd

    GSD - Chó chăn cừu Đức- Những điều có thể bạn chưa biết.


    I. Lịch sử hình thành giống chó GSD

    Nước Đức đã có nhiều thành tựu rất nổi tiếng về triết học – khoa học kỹ thuật – kể cả một lĩnh vực mà con người luôn muốn quên đi là quân sự và chiến tranh. Và nước Đức còn được coi là quê hương của rất nhiều giống chó nổi tiếng và xuất sắc – trong đó có giống chó GSD. Nếu làm một phép so sánh về mức độ phổ biến của GSD với các giống chó khác của nước Đức, thì có lẽ sự chênh lệch cũng tương tự như việc so sánh số lượng người German với người Sobren ở nước Đức.

    Chó chăn cừu nước Đức – German shepherd dog – GSD đã luôn và đang là một giống chó phổ biến nhất, được ưa chuộng nhất, được sử dụng vào nhiều mục đích nhất trên toàn thế giới.

    Tất nhiên, GSD có xuất xứ từ nước Đức – nhưng nguồn gốc lịch sử của GSD không hoàn toàn chỉ gói gọn trong nước Đức – mà nó được sàng lọc, phát triển trên một nền tảng chung là chó chăn gia súc của vùng Trung-Tây Âu. Nếu nhìn ngược lại những tấm ảnh trong GSD trong quá khứ - ta có thể thấy một nét tương đồng giữa GSD với những giống chó chăn lùa gia súc khác ở Trung – Tây Âu như chó Bỉ (Belgian sheepdog) – Pháp (Beaceron) – Hà Lan (Dutch shepherd), thậm chí là cả Picardy, Ardennes…

    Một vài tranh vẽ chó chăn gia súc tại Đức vào khoảng những năm 1830-1870

    Chó chăn gia súc nước Đức (Schaferhund) vào khoảng năm 1830 - 1838



    Chó chăn gia súc nước Đức (Schaferhund) vào năm 1872




    Chó chăn gia súc nước Đức (Schaferhund) vào khoảng năm 1880




    Chó chăn gia súc vùng Picardy (Berger Picard) - Pháp




    Chó chăn gia súc vùng Beauce (Berger de Beauce) - nước Pháp




    Chó chăn gia súc vùng Ardenes (BOUVIER DES ARDENNES) – nước Bỉ




    Chó chăn cừu Đức (năm 1908) và chó chăn cừu Bỉ (1910)




    Vào quãng thế kỷ 18, ngành nông nghiệp và đặc biệt là nghề chăn gia súc ở châu Âu vẫn còn rất thịnh hành. Những đàn gia súc lớn được nuôi để lấy các nhu yếu phẩm phục vụ con người: dê, bò cái lấy sữa, bò đực, lợn lấy thịt, cừu lấy thịt và lông…, hình thức chăn nuôi đa phần là chăn thả trên những cánh đồng nên những con chó chăn cừu là một phần không thể thiếu trong bức tranh đồng quê này. Hình ảnh một chàng mục đồng với chiếc kèn trên tay, chiếc gậy cắm bên cạnh, trên đầu cây gậy là chiếc mũ và dưới chân là con chó nằm canh chừng bày gia súc đã trở nên rất đỗi quen thuộc trong hội họa.


    Bức tranh vẽ những chàng mục đồng

    năm 1281




    năm 1480



    Tranh vẽ người chăn gia súc và con chó – thế kỷ 18




    Nhắc đến giống chó GSD, mọi người chắc chắn không thể nào quên được người đặt nền móng cho giống chó này - ông Max Emil Frederich von Stephanitz. Bắt nguồn từ những giống chó chăn lùa gia súc đã tồn tại một cách tự nhiên trên khắp lãnh thổ nước Đức, ông Stephanitz đã đặt ra những cơ sở lý luận để làm nền tảng cho một giống chó mơ ước - một giống chó mang tính đại diện cho nước Đức.

    Từ đó, ông này cùng các cộng sự đã tiến hành lựa chọn, sàng lọc, phát triển thành một giống chó số 1 thế giới ngày nay – một giống chó mà “không chỉ có khả năng làm việc tuyệt hảo, mà còn phải có vẻ ngoài cân đối và bắt mắt – một giống chó không chỉ phù hợp với công việc chăn dắt các bầy cừu, mà còn có thể làm tốt việc chăn dắt các bầy gia súc lớn, chăn bò, chăn lợn, thậm chí là chăn ngỗng, một giống chó hoàn toàn phù hợp với việc canh gác trong sân nhà, hoặc trông coi các trang trại rộng lớn ở vùng nông thôn, và có khả năng đặc biệt để thích nghi và làm nhiều công việc khác phục vụ cho con người, cho đế chế Đức-Phổ đang ngày càng bành trướng ở châu Âu và trong tình trạng sụt giảm về số lượng các đàn gia súc tại nước Đức vào nửa sau thế kỷ 18.”


    Ông Stephanitz tin tưởng rằng GSD có nguồn gốc gần gũi với loài sói xám. Ông đã tiến hành phân tích các đặc điểm cấu trúc, các tố chất nổi bật của loài sói, từ đó , xác định ra hình mẫu của một con chó chăn cừu lý tưởng.

    Ông này đã phân tích cấu trúc sọ của chó chăn cừu Đức và giống chó sói cổ ở châu Âu (ông này gọi là Canis Poutiani) và cho rằng cấu trúc sọ của hai giống chó này tương đối đồng nhất, ngoại trừ một số điểm như vị trí của mắt, đỉnh sọ, cấu tạo xương hàm ở phần mõm ở GSD có khác biệt, do quá trình thuần hóa của con người … Tuy nhiên, đây là một trong những căn cứ lớn để phát triển giống chó GSD – dựa vào những ý tưởng tương đồng của giống chó này với những chú chó sói xám của châu Âu.

    Sọ chó sói (số 1-2-4) và chó chăn cừu Đức (số 3 - từ trên xuống)


    Ảnh chụp đầu chó sói (trên) và GSD (dưới)



    Điểm đầu tiên mà ông Stephanitz nhấn mạnh tới là khứu giác của giống chó. Chó sói thường dùng mũi để phát hiện con mồi trong những khoảng không rộng mở của những cánh rừng châu Âu. Với con chó chăn cừu, cái mũi được nó dùng để tìm những con cừu lạc bầy hay lang thang. Với việc chăn cừu thì có thể không phải là quá quan trọng, nhưng để phục vụ các mục đích của con người thì đây là một đặc điểm cực kỳ có ích. Và đến tận bây giờ, GSD vẫn được sử dụng rất nhiều trong công tác đánh hơi, tìm kiếm.

    Điểm thứ hai là bước chạy – một yếu tố sống còn với loài sói và tất cả các giống chó không dùng để làm cảnh. Bước chạy giúp chúng tìm thức ăn, chạy thoát khỏi những mối nguy hiểm và hoàn thành các công việc được giao. Ông Stephanitz cũng đặc biệt nhấn mạnh tới tính quan trọng về bước chạy của con chó chăn cừu, khi mà chúng luôn phải vận động để gom lùa, canh gác bầy gia súc trên những địa hình gò đồi không bằng phẳng.

    Loài sói luôn gây ấn tượng với khả năng bền bỉ, dẻo dai – chúng có thể chạy nước kiệu không mệt mỏi trên những quãng đường dài, và với phần lưng hơi cong nhẹ, chúng có thể dễ dàng tăng tốc và chuyển sang bước phi nước đại. Ngoài ra, như tất cả các loài chó hoang khác, chúng có chân trước dài, rất linh hoạt, bàn chân không nhấc cao khi chuyển động, cấu trúc vai gập tốt, hệ thống cơ kết nối giữa vai và thân mình rất chắc chắn, lồng ngực phát triển nhưng chỉ ở mức vừa phải, không quá rộng cũng không quá sâu, không có dạng tròn để không gây cản trở tính linh hoạt trong vận động.

    Tương tự như loài sói, những chú chó GSD thời kỳ đầu cũng có phần lưng thẳng và chỉ hơi cong nhẹ lên (cụ thể là ở phần hông – tôi sẽ trao đổi vấn đề này ở một bài khác) – chân trước khá dài, vai gập, bước chạy linh hoạt và rất bền bỉ khi nước kiệu, nhưng chúng cũng có thể đạt được một tốc độ rất lớn khi phi nước đại trong những tình huống truy đuổi hoặc tham gia tấn công.

    Ảnh chụp bước chạy của chó sói (trên) và chó chăn cừu Đức (dưới)



    Điểm thứ ba là ngoại hình, những đặc điểm về ngoại hình của những con GSD có dấu ấn rất rõ ràng của loài sói. Một cái đuôi dài buông thõng và đôi tai dựng đứng cùng màu lông xám-đen là những đặc tính rất phổ biến trên những con GSD thời kỳ đầu đã tạo ra một nét tương đồng giữa những chú sói xám với những chú GSD. Bên cạnh đó, bộ lông của GSD cũng được đặt ra những yêu cầu tương đồng với bộ lông của loài sói như: có hai lớp lông, với lớp lông ngoài thẳng, thô cứng, dài vừa phải để chống lại các ảnh hưởng của thời tiết – lớp lông lót mịn, dày để giữ ấm cho cơ thể.

    Chó sói (phải) và GSD (trái)

    Nguồn: GSD - Chó chăn cừu Đức (Chú Báu ST)

  2. 5 thành viên cám ơn dunghao7278 cho bài viết này:


Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •