>> Nhiệt liệt chào đón các bạn đến tham gia diễn đàn VNSV<<
>><<
Kết quả 1 đến 8 của 8

Chủ đề: Lịch sử gsd

  1. #1
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    429
    Thanks
    6,712
    Thanked 2,555 Times in 433 Posts

    Lịch sử gsd

    GSD - Chó chăn cừu Đức- Những điều có thể bạn chưa biết.


    I. Lịch sử hình thành giống chó GSD

    Nước Đức đã có nhiều thành tựu rất nổi tiếng về triết học – khoa học kỹ thuật – kể cả một lĩnh vực mà con người luôn muốn quên đi là quân sự và chiến tranh. Và nước Đức còn được coi là quê hương của rất nhiều giống chó nổi tiếng và xuất sắc – trong đó có giống chó GSD. Nếu làm một phép so sánh về mức độ phổ biến của GSD với các giống chó khác của nước Đức, thì có lẽ sự chênh lệch cũng tương tự như việc so sánh số lượng người German với người Sobren ở nước Đức.

    Chó chăn cừu nước Đức – German shepherd dog – GSD đã luôn và đang là một giống chó phổ biến nhất, được ưa chuộng nhất, được sử dụng vào nhiều mục đích nhất trên toàn thế giới.

    Tất nhiên, GSD có xuất xứ từ nước Đức – nhưng nguồn gốc lịch sử của GSD không hoàn toàn chỉ gói gọn trong nước Đức – mà nó được sàng lọc, phát triển trên một nền tảng chung là chó chăn gia súc của vùng Trung-Tây Âu. Nếu nhìn ngược lại những tấm ảnh trong GSD trong quá khứ - ta có thể thấy một nét tương đồng giữa GSD với những giống chó chăn lùa gia súc khác ở Trung – Tây Âu như chó Bỉ (Belgian sheepdog) – Pháp (Beaceron) – Hà Lan (Dutch shepherd), thậm chí là cả Picardy, Ardennes…

    Một vài tranh vẽ chó chăn gia súc tại Đức vào khoảng những năm 1830-1870

    Chó chăn gia súc nước Đức (Schaferhund) vào khoảng năm 1830 - 1838



    Chó chăn gia súc nước Đức (Schaferhund) vào năm 1872




    Chó chăn gia súc nước Đức (Schaferhund) vào khoảng năm 1880




    Chó chăn gia súc vùng Picardy (Berger Picard) - Pháp




    Chó chăn gia súc vùng Beauce (Berger de Beauce) - nước Pháp




    Chó chăn gia súc vùng Ardenes (BOUVIER DES ARDENNES) – nước Bỉ




    Chó chăn cừu Đức (năm 1908) và chó chăn cừu Bỉ (1910)




    Vào quãng thế kỷ 18, ngành nông nghiệp và đặc biệt là nghề chăn gia súc ở châu Âu vẫn còn rất thịnh hành. Những đàn gia súc lớn được nuôi để lấy các nhu yếu phẩm phục vụ con người: dê, bò cái lấy sữa, bò đực, lợn lấy thịt, cừu lấy thịt và lông…, hình thức chăn nuôi đa phần là chăn thả trên những cánh đồng nên những con chó chăn cừu là một phần không thể thiếu trong bức tranh đồng quê này. Hình ảnh một chàng mục đồng với chiếc kèn trên tay, chiếc gậy cắm bên cạnh, trên đầu cây gậy là chiếc mũ và dưới chân là con chó nằm canh chừng bày gia súc đã trở nên rất đỗi quen thuộc trong hội họa.


    Bức tranh vẽ những chàng mục đồng

    năm 1281




    năm 1480



    Tranh vẽ người chăn gia súc và con chó – thế kỷ 18




    Nhắc đến giống chó GSD, mọi người chắc chắn không thể nào quên được người đặt nền móng cho giống chó này - ông Max Emil Frederich von Stephanitz. Bắt nguồn từ những giống chó chăn lùa gia súc đã tồn tại một cách tự nhiên trên khắp lãnh thổ nước Đức, ông Stephanitz đã đặt ra những cơ sở lý luận để làm nền tảng cho một giống chó mơ ước - một giống chó mang tính đại diện cho nước Đức.

    Từ đó, ông này cùng các cộng sự đã tiến hành lựa chọn, sàng lọc, phát triển thành một giống chó số 1 thế giới ngày nay – một giống chó mà “không chỉ có khả năng làm việc tuyệt hảo, mà còn phải có vẻ ngoài cân đối và bắt mắt – một giống chó không chỉ phù hợp với công việc chăn dắt các bầy cừu, mà còn có thể làm tốt việc chăn dắt các bầy gia súc lớn, chăn bò, chăn lợn, thậm chí là chăn ngỗng, một giống chó hoàn toàn phù hợp với việc canh gác trong sân nhà, hoặc trông coi các trang trại rộng lớn ở vùng nông thôn, và có khả năng đặc biệt để thích nghi và làm nhiều công việc khác phục vụ cho con người, cho đế chế Đức-Phổ đang ngày càng bành trướng ở châu Âu và trong tình trạng sụt giảm về số lượng các đàn gia súc tại nước Đức vào nửa sau thế kỷ 18.”


    Ông Stephanitz tin tưởng rằng GSD có nguồn gốc gần gũi với loài sói xám. Ông đã tiến hành phân tích các đặc điểm cấu trúc, các tố chất nổi bật của loài sói, từ đó , xác định ra hình mẫu của một con chó chăn cừu lý tưởng.

    Ông này đã phân tích cấu trúc sọ của chó chăn cừu Đức và giống chó sói cổ ở châu Âu (ông này gọi là Canis Poutiani) và cho rằng cấu trúc sọ của hai giống chó này tương đối đồng nhất, ngoại trừ một số điểm như vị trí của mắt, đỉnh sọ, cấu tạo xương hàm ở phần mõm ở GSD có khác biệt, do quá trình thuần hóa của con người … Tuy nhiên, đây là một trong những căn cứ lớn để phát triển giống chó GSD – dựa vào những ý tưởng tương đồng của giống chó này với những chú chó sói xám của châu Âu.

    Sọ chó sói (số 1-2-4) và chó chăn cừu Đức (số 3 - từ trên xuống)


    Ảnh chụp đầu chó sói (trên) và GSD (dưới)



    Điểm đầu tiên mà ông Stephanitz nhấn mạnh tới là khứu giác của giống chó. Chó sói thường dùng mũi để phát hiện con mồi trong những khoảng không rộng mở của những cánh rừng châu Âu. Với con chó chăn cừu, cái mũi được nó dùng để tìm những con cừu lạc bầy hay lang thang. Với việc chăn cừu thì có thể không phải là quá quan trọng, nhưng để phục vụ các mục đích của con người thì đây là một đặc điểm cực kỳ có ích. Và đến tận bây giờ, GSD vẫn được sử dụng rất nhiều trong công tác đánh hơi, tìm kiếm.

    Điểm thứ hai là bước chạy – một yếu tố sống còn với loài sói và tất cả các giống chó không dùng để làm cảnh. Bước chạy giúp chúng tìm thức ăn, chạy thoát khỏi những mối nguy hiểm và hoàn thành các công việc được giao. Ông Stephanitz cũng đặc biệt nhấn mạnh tới tính quan trọng về bước chạy của con chó chăn cừu, khi mà chúng luôn phải vận động để gom lùa, canh gác bầy gia súc trên những địa hình gò đồi không bằng phẳng.

    Loài sói luôn gây ấn tượng với khả năng bền bỉ, dẻo dai – chúng có thể chạy nước kiệu không mệt mỏi trên những quãng đường dài, và với phần lưng hơi cong nhẹ, chúng có thể dễ dàng tăng tốc và chuyển sang bước phi nước đại. Ngoài ra, như tất cả các loài chó hoang khác, chúng có chân trước dài, rất linh hoạt, bàn chân không nhấc cao khi chuyển động, cấu trúc vai gập tốt, hệ thống cơ kết nối giữa vai và thân mình rất chắc chắn, lồng ngực phát triển nhưng chỉ ở mức vừa phải, không quá rộng cũng không quá sâu, không có dạng tròn để không gây cản trở tính linh hoạt trong vận động.

    Tương tự như loài sói, những chú chó GSD thời kỳ đầu cũng có phần lưng thẳng và chỉ hơi cong nhẹ lên (cụ thể là ở phần hông – tôi sẽ trao đổi vấn đề này ở một bài khác) – chân trước khá dài, vai gập, bước chạy linh hoạt và rất bền bỉ khi nước kiệu, nhưng chúng cũng có thể đạt được một tốc độ rất lớn khi phi nước đại trong những tình huống truy đuổi hoặc tham gia tấn công.

    Ảnh chụp bước chạy của chó sói (trên) và chó chăn cừu Đức (dưới)



    Điểm thứ ba là ngoại hình, những đặc điểm về ngoại hình của những con GSD có dấu ấn rất rõ ràng của loài sói. Một cái đuôi dài buông thõng và đôi tai dựng đứng cùng màu lông xám-đen là những đặc tính rất phổ biến trên những con GSD thời kỳ đầu đã tạo ra một nét tương đồng giữa những chú sói xám với những chú GSD. Bên cạnh đó, bộ lông của GSD cũng được đặt ra những yêu cầu tương đồng với bộ lông của loài sói như: có hai lớp lông, với lớp lông ngoài thẳng, thô cứng, dài vừa phải để chống lại các ảnh hưởng của thời tiết – lớp lông lót mịn, dày để giữ ấm cho cơ thể.

    Chó sói (phải) và GSD (trái)

    Nguồn: GSD - Chó chăn cừu Đức (Chú Báu ST)

  2. 5 thành viên cám ơn dunghao7278 cho bài viết này:


  3. #2
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    429
    Thanks
    6,712
    Thanked 2,555 Times in 433 Posts
    Ngày nay, chúng ta biết những nhận định khác nhau về giống chó GSD và các giống tương đồng, ví dụ như:
    - GSD canh gác, tấn công mạnh mẽ hơn chó Bỉ
    - Chó Bỉ, chó Hà Lan linh hoạt, cơ động hơn GSD…

    Thật khó để nhìn thấy một con GSD có thể … leo cây, nhưng lịch sử của nó thì không đến nỗi tệ như vậy. Xưa thật là xưa, GSD làm được những việc rất khác với chính chúng bây giờ. Mời bạn xem:


    Vậy tại sao nó lại khác đi như vậy??? Ta hãy cùng đi về 2 dòng chó đã tạo ra con GSD trong thời kỳ đầu:


    Dòng chó nghiêng nhiều về dạng chó vùng Thüringen

    Ngay trong nhận định của mình về con chó SZ1 Horand v Grafrath – một con chó thuộc dòng chó vùng Thüringen, ông Stephanitz đã đưa ra một hình dạng lý tưởng về con GSD trong mắt của mình: “kích thước lớn trung bình, xương chắc khỏe, chiều cao tới vai khoảng 61-62cm, …, nhìn tổng thể con chó như một bộ khung sắt, rất chắc chắn nhưng vẫn rất sống động”.

    Với những đánh giá của ông này, tôi có một ý nghĩ: “Nếu ông Stephanitz này mà còn sống thì con GSD-Stephanitz line chắc sẽ gần giống với con Malinois bây giờ!

    Quay trở lại quá khứ: con Malinois thời kỳ đầu thế kỷ 20 chỉ cao khoảng 55cm (như ông A.Reul đã mô tả) – trong khi bây giờ, con Malinois cao trung bình khoảng 62-63cm, tức là ngang bằng với con Horand SZ1.

    Còn theo ông Stephanitz, con chó GSD và con chó Malinois của Bỉ là tương đối đồng nhất (pg.168-pic151) – điểm khác nhau lớn nhất của chúng chỉ là về kích thước, và có lẽ con chó của Bỉ hơi vuông vắn hơn. Nhưng cũng theo ông này “sau năm 1915 (hết thế chiến I) – tôi gần như chỉ còn thấy những con chó Bỉ có kích thước lớn và không còn thấy những con chó có kích thước nhỏ, những con chó mà trước đây rất phổ biến.”

    Cũng trên quan điểm này, ông Stephanitz đã tạo ra rất nhiều những con chó có ngoại hình mảnh dẻ, gọn gàng, xương khô chắc. Và những con này đã đạt được rất nhiều thành công trong khoảng 1900-1920.

    Một vài ví dụ

    Con chó Aribert von Grafrath – SZ517 – vô địch năm 1904


    Con chó Flora von der Warte – SZ 4831 – vô địch năm 1908 đã nêu ở trên



    Norbert vom Kohlwald -SZ9264 - vô địch năm 1911/1912


    Arno von der Eichenburg - SZ24876 - vô địch năm 1913


    Herold aus der Niederlausitz - SZ355573 - năm 1930-1931



    Nhưng một cánh én …. dù có lớn như cánh đại bàng cũng chẳng làm nên mùa xuân. Nếu như ông Stephanitz nhận định về con GSD lý tưởng như trên – cũng như chủ ý gây dựng 1 dòng GSD theo quan điểm đó thì bên cạnh ông này còn rất nhiều người Đức khác cũng lựa chọn những con GSD khác phù hợp với mục đích của họ. Đó chính là những người lựa chọn dòng chó nghiêng về:


    Dạng chó vùng Schwaben và Baden- Württemberg (phía nam nước Đức)


    Đặc trưng của dòng chó nghiêng nhiều về dạng chó vùng Schwaben và Baden- Württemberg là chúng có vóc dáng cao to, thân mình dài hơn rõ rệt so với chiều cao, cơ thể cũng nặng nề hơn dòng chó vùng Thüringen.

    Tất cả những đặc điểm này có lẽ bắt nguồn từ đặc điểm địa lý của mỗi vùng. Vùng Thüringen có địa hình chia cắt, rừng xen lẫn với bãi cỏ, đồng ruộng, nên chó ở vùng này sẽ cần có sự khô chắc, linh hoạt và cơ động hơn, cơ thể chúng cũng sẽ nhỏ nhắn để thuận tiện cho vận động. Trong khi đó, vùng Schwaben và Baden- Württemberg lại có đồng cỏ, cánh đồng trồng cây nông nghiệp rộng lớn.



    Con chó chăn cừu và gia súc cũng cần phải vận động nhiều hơn – tuy nhiên, vận động ở đây là vận động mang tính bền bỉ, dẻo dai trên đất bằng phẳng nên chúng thường có người dài hơn một cách rõ rệt. Tầm vóc của chúng cũng thường lớn hơn, để phù hợp với việc chăn những đàn đại gia súc như bò sữa, bò thịt … Tầm vóc vừa là thế mạnh - tầm vóc lớn làm tăng sức mạnh, nhưng cũng trở thành 1 điểm yếu, khi làm giảm sức bật và độ linh hoạt của con chó.

    Trong những năm 1930 trở về trước, không có dòng nào tạo ra một ưu thế rõ rệt trong các cuộc thi - hai dòng chó này đã thay thế nhau chiếm những vị trí cao nhất. Tuy nhiên, sau thế chiến thứ 2, từ năm 1946 tới nay, ưu thế dần nghiêng về phía dòng chó Schwaben và Baden- Württemberg.

    Volker vom Sonnenstein - SZ583998 - năm 1946


    Hardt vom Stüveschacht - SZ866378 - năm 1956


    Và có lẽ vậy, GSD ngày nay đã mất đi khá nhiều đặc tính linh hoạt, nhanh nhẹn của những con GSD thời đầu, những con GSD dòng Thüringen đã gắn liền với tên tuổi của ông Max v. Stephanitz.

    Đặc điểm này trước kia đã làm cho cá nhân tôi rất băn khoăn về sự khác biệt của GSD ngày xưa & GSD ngày nay. Nhưng khi tìm hiểu về lịch sử của chúng, mọi thứ đã phần nào rõ ràng hơn…..

    Mặc dù như tôi đề cập tới ở trên, những năm sau này, dòng chó vùng Schwaben và Baden- Württemberg chiếm ưu thế trong các cuộc thi từ sau thế chiến thứ 2, nhiều đặc tính hình thể tổng quát của chúng vẫn còn được duy trì tới bây giờ, nhưng có một đặc điểm bắt đầu xuất hiện rõ rệt từ khoảng năm 1970.

    Marko vom Cellerland - SZ1169323 - năm 1972


    Axel von der Hainsterbach - SZ1398353 - năm 1980


    Bax von der Luisenstraße - SZ2042606 - năm 2003




    Chóp vai của GSD được nâng cao lên, lưng chó, từ chóp vai tới mông, trở nên dốc hơn. Và theo quan điểm của tôi – chính đặc điểm này đã kéo theo nhiều thay đổi về cấu trúc cơ thể của GSD....


  4. 5 thành viên cám ơn dunghao7278 cho bài viết này:


  5. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    429
    Thanks
    6,712
    Thanked 2,555 Times in 433 Posts
    Có lẽ những thay đổi về cấu trúc của GSD qua thời gian bắt nguồn từ sự phát triển của các cuộc thi chó đẹp (dog-show).
    Nếu như trước thế chiến thứ 2, các cuộc thi chó GSD hướng nhiều tới khả năng và chức năng làm việc của con chó, ngoại hình được đặt xuống thứ 2 - thì sau thế chiến 2, phong trào dogshow phát triển rất mạnh ở nhiều nước. Và con GSD cũng đã được “cải tạo” cho phù hợp hơn với các dogshow.

    Chóp vai được nâng cao làm cho đầu con chó vươn cao lên – khi con chó chạy hoặc đứng trình diễn trong vòng thi, vẻ đẹp của con chó sẽ được tôn lên cùng với cái đầu ngẩng cao kiêu hãnh, cùng vẻ mặt tập trung, hứng khởi… Đồng thời, chóp vai nhô cao, tạo độ dốc cho lưng sẽ làm cho người xem thấy con chó có vẻ ngắn lại, thân mình vuông vắn, tiềm ẩn một sức bật mạnh mẽ hơn.


    Bên cạnh đó, với phần chân sau, đặc biệt là đùi sau dài sẽ tăng đáng kể sức bật của con chó. Phần thân sau kéo dài ra, gối gập xuống khi đứng, hoặc cả phần chân đá dài ra phía sau khi vận động tạo cho con chó dáng vẻ của 1 mũi tên đã giương lên, chỉ chờ có lệnh là lao đi mạnh mẽ.

    Nhưng khi con chó được sàng lọc theo hướng phần chân sau kéo dài ra nhằm tăng sức bật của con chó thì cũng kéo theo sự thay đổi về tư thế đứng của con chó.

    Nhưng nếu so với những con chó dạng Thüringen những năm 1900-1930, thì những con chó “cổ xưa” có thân mình cân đối hơn, chúng có thể đứng thẳng chân sau mà lưng vẫn thẳng, nhìn vào chúng, có thể thấy rõ khả năng bật nhảy một cách rất nhẹ nhàng và linh hoạt như những con chó sói, chứ không cần sức đẩy mạnh mẽ của chân sau như những con chó “hiện đại” (điểm này có thể thấy sự tương đồng với nhiều giống chó khác).

    Trong khi đó, những con chó “hiện đại” có phần chân sau khá dài, nếu chúng đứng thẳng chân sau, các khớp kheo được kéo thẳng và dựng gần như vuông góc với mặt đất, thì vô hình chung sẽ làm cho phần thân sau bị đẩy lên cao, đầu của chúng sẽ bị ấn xuống nếu nhìn đối xứng qua chóp vai, tổng thể con chó sẽ trùng lại. và con chó lúc đó trông sẽ mất đi vẻ hùng dũng như người ta mong muốn nó cần phải có.






    Một ý trao đổi nữa được đặt ra: “chân sau thay vì gập góc để gánh đỡ sức nặng của phần thân sau, nó lại bị kéo thẳng ra sau, khớp hông luôn trong trạng thái ở tư thế choãi ra sau quá nhiều đã dẫn đến việc khớp xương chậu luôn phải chịu đựng sức nặng của phần lớn thân sau, từ đó dẫn đến việc rất dễ bị tổn thương – và HD là một căn bệnh hệ quả???


    Phần chân sau bị kéo dài ra sau cũng đã bị chính ông Stephanitz phê bình:
    “Một bức ảnh tốt để chỉ ra lỗi trong tư thế đứng của con chó, chân sau kéo ra quá xa phần lưng – Anni vom Humboldtpark, SZ 66522, vô địch năm 1919-1920, vô địch Hà Lan năm 1919”

    Về phần lưng: Lưng có hai chức năng:

    - Cơ quan truyền lực đẩy của chuyển động từ phía sau ra phía trước theo đường thẳng => với chức năng này thì lưng thẳng là tốt nhất.
    - Chống đỡ sức nặng và sức căng của cơ thể => với chức năng này thì lưng cong lên trên sẽ tốt hơn. GSD trong các bài thi thao tác và thực tế làm việc bị yêu cầu phát triern thể lực và tốc độ ở mức rất cao, dẫn đến các con chó được hướng tới một sống lưng hơi cong, rất chắc khoẻ khi chịu đựng sức nặng của cơ thể khi vận động.

    Sống lưng càng thẳng thì năng lượng của chuyển động tạo ra từ chân sau càng được truyền trọn vẹn tới phần thân trước. Đường cong thì năng lượng mất đi là tất nhiên rồi, và chó sẽ chóng mất sức do phí năng lượng!!!

    Đường cong tốt nhất là đường cong nhẹ ở phần hông, nó kết hợp với một cái hông lực lưỡng, đầy cơ bắp (hông là cái cầu nối của thân sau với sống lưng) sẽ truyền tối đa được lực đẩy rất mạnh mẽ của chân sau qua xương sống lên thân trước. Cái này có thể thấy rất rõ ở các báo cheetah và các giống sighthoud (Borzoi, greyhound, whippet)


    => nếu chó cần sự bền bỉ thì lưng thẳng vẫn được đánh giá cao hơn, còn tốc độ cao khi galloping thì lưng cong có ưu thế!

    Ngoài những cái đó, những con chó nào có lưng cong, khi chạy nước kiệu trong vòng thi đầu sẽ có xu hướng cúi thẳng và thấp về phía trước – nếu so với những con có lưng thẳng, khi chạy đầu vẫn giữ được góc với thân mình và vẫn thường giương cao, thì lưng thẳng chạy nước kiệu nhìn đẹp hơn nhiều so với những con lưng cong.

    Vậy nên ý kiến cuối cùng của tôi là: chó nào cũng thế, lưng phải thẳng, nếu có cong thì chỉ hơi cong nhẹ ở phần hông mà thôi.


    Riêng với GSD, tôi quan sát thấy lưng những con Yasko v Farbenspiel – Ursus v Batu – Larus v Batu, toàn VA1 … cũng đều thấy vây - chẳng có con nao lưng gù cả.








    còn đây là chó lưng gù:


    “Những con chó GSD dòng trình diễn của Mỹ có thường có sống lưng rất thẳng và đẹp, nhưng lại thường hơi dài và thiếu độ cong ở hông. Những con chó này rất hiệu quả khi chạy nước kiệu như không thể thực hiện tốt những động tác chạy nước đại hoặc nhảy cao, nhảy xa. Những con chó dòng Đức có lưng cong thường thược hiện các bài nhảy cao, xa và phi nước đại rất tốt, nhưng lại không có nước kiệu đẹp. ” – đó là nhận xét của Linda Shaw, một người nuôi GSD và giám khảo chấm GSD của Mỹ



    Thế nhưng tại sao ngày nay vẫn còn nhiều những con GSD lưng cong gù – và “gù gập, ben kheo” lại rất được ưa chuộng tại Việt Nam???


    Trong một lần ngồi nói chuyện với 1 bác học chuyên về GSD mà tôi rất kính trọng, bác này có nói về cái lưng cong của GSD, mà trong tiếng Anh bị gọi là “roach-back” = “lưng con gián” hay “lưng cá chép”.

    Sau khi thống nhất quan điểm về lưng như tôi trình bày ở trên, chúng tôi tìm cách lý giải về từ “lưng cá chép” => lưng này thì gù rõ quá rồi. Nhưng “lưng con gián” thì chỉ cong chứ không gù.

    từ con gián “roach”, hay “cockroach” trong tiếng Anh tương đương với từ “schaben” trong tiếng Đức – và trường hợp này mang tính chất là 1 tính từ ...


    Nhưng, lại nhưng , từ “lưng con gián” với GSD được viết là Schaben, với chữ S viết hoa – nên nó mang tính chất là một “danh từ” hơn là 1 tính từ. Và sau khi “điều tra” lại thì bác đó có 1 kiến giải, mà tôi thấy hay + hợp lý:

    Schaben trong tiếng Đức – (hay Šabina trong tiếng Séc) là tên một thị trấn của Séc ở vùng Sokolov, Karlovy Vary, rất gần với biên giới nước Đức – và đặc biệt hơn, nó rất gần vùng Thüringen là nơi khởi nguồn của những con GSD lý tưởng của ông Stephanitz – những con chó vùng Thüringen như ta thấy ở trên, đều có cái hông hơi cong. Vậy, Schaben (tiếng Đức) hay “roach-back“ trong tiếng Anh có lẽ chỉ là từ chỉ dạng lưng của 1 dòng GSD, được gọi theo địa danh sinh ra nó, chứ không phải là một tính từ chỉ dạng lưng cong gù của GSD.



    Đó chỉ là những ý kiến mang tính chất cá nhân mà tôi thấy là hợp lý trên lý thuyết. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tế luôn chênh nhau. Thế nên người Đức – mà đích danh là Goethe mới nói: “Mọi lý thuyết đều màu xám, còn cây đời mãi xanh tươi”.

    Lý thuyết: ý kiến của tôi là như thế - những người nuôi GSD lưng gù thường phản đối ý kiến trên bằng lý luận: nếu như vậy, thì chó lưng gù sẽ không chạy bền bỉ bằng chó lưng thẳng? Nhưng chó của tôi vẫn chạy tốt, vậy nên lý giải đó sai, không đúng!!!

    Thực tế: 1 con GSD phải có khả năng chạy tối thiểu 10km theo xe đạp. GÙ hay THẲNG cũng cứ phải qua bài tập này mới đạt. Mà qua bài tập này rồi thì mấy bài tập chạy quanh sân do các bác bụng bia dắt chó chạy chỉ đáng coi là …. muỗi đốt inox

  6. 4 thành viên cám ơn dunghao7278 cho bài viết này:


  7. #4
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    429
    Thanks
    6,712
    Thanked 2,555 Times in 433 Posts
    Ông Stephanitz đã viết:

    "Những con chó làm việc ở vùng phía Nam Đức lớn hơn, xương nặng hơn, đặc biệt những con chó ở vùng Württemberg, không có gì nghi ngờ, những người nhân giống đã tiến hành phát triển và tăng chiều cao, sức mạnh của những con chó.
    Tiêu chuẩn giống chó có nêu rõ, những con chó chăn cừu là những con chó làm việc, chúng cầ phải được nhân giống và đánh giá theo mục đích đó, và kích thước của chúng cần phải phù hợp với mục đích làm việc. Kích thước, sự cân đối của cơ thể, độ rắn chắc của xương, sự phát triển của cơ bắp.. tất cả đều ảnh hưởng tới tốc độ, sức mạnh và độ bền bỉ.”



    Quay trở lại con GSD lý tưởng ban đầu của ông Stephanitz – tôi thích con này nên hay nhắc tới nó .

    Với chiều cao “lý tưởng” là 61-62cm cho 1 con chó đực, con GSD dạng Thüringen có một tầm vóc trung bình, hướng tới sự linh hoạt và nhanh nhẹn hơn là mạnh mẽ. Kể cả con GSD vùng Schwaben và Baden- Württemberg, dù có xương và khung người to nặng hơn con chó vùng Thüringen, nhưng độ linh hoạt và nhanh nhẹn của chúng cũng chỉ giảm bớt chứ không kém như ngày nay (ý kiến của tôi là có thể tham khảo những con GSD working line ngày nay để nghĩ về con GSD vùng Schwaben và Baden- Württemberg ngày trước).


    Ngày nay, những con GSD trở nên to cao, nặng nề - thậm chí có những con GSD cao tới 71-72cm, nặng tới 45-50kg đã được nhập khẩu về Việt Nam (từ rác ở nước ngoài thành hàng hiếm của VN đó nha)


    Trong quá khứ, tính linh hoạt và nhanh nhẹn được đề cập tới nhiều hơn – vì đó vốn là đặc tính nổi bật mà 1 con chó chăn cừu cần phải có. Nhưng, lại nhưng , trước và sau thế chiến thứ 2, con GSD, với quá nhiều những đặc tính nổi trội, đã bị biến đổi từ 1 con chó có tính chất của chó chăn cừu sang một con chó cảnh sát (police dog) hoặc chó quân sự (military dog).

    Trước và trong thế chiến, quân đội phát xít Đức đã phát triển việc sử dụng GSD thành 1 giống chó phổ biến trong quân đội cho các mục đích canh gác, bảo vệ, truy tìm tù nhân... thậm chí còn dùng chó để tấn công, tiêu diệt những người tù, những binh sỹ của quân đồng minh...

    Sau thế chiến, khi nước Đức bị bức tường Berlin chia đôi, quân đội nước CHDC Đức đã phát triển GSD thành 1 giống chó chuyên dụng cho việc canh gác và tuần tra biên giới (patrol dog), từ đó phát triển thành 1 dòng GSD Đông Đức (DDR) và chó làm nghiệp vụ của Séc (GSD Cezch bloodline) và các dòng chó “berger’’ nói chung của khối XHCN. Những con chó này đa phần có ngoại hình to nặng, khí chất mạnh mẽ, nghiêng nhiều về khả năng truy vết, tấn công, bảo vệ, trong khi độ linh hoạt bị giảm đi đáng kể. (những con chó này đã ảnh hưởng nặng tới cái nhìn về con GSD tại VN trong suốt nhiều năm trước)

    Với các mục đích này thì sức mạnh của con chó là một yếu tố cực kỳ cần thiết, cần thiết hơn nhiều so với tính linh hoạt của chúng!


    Bên kia bức tường Berlin, cùng với sự phục hồi và phát triển vượt bậc của CHLB Đức sau thế chiến. Nhiều ngành công nghiệp, gồm cả “ngành công nghiệp’’ sàng lọc con GSD cũng đã phát triển rất mạnh mẽ. GSD được phân hóa thành hai dòng chó theo một cách phân chia tương đối là dòng chó đi thi (show-line) và dòng chó làm nghiệp vụ (working line).

    Dòng chó đi thi, những con GSD với màu đen-vàng/đỏ, vóc dáng cao to, oai vệ, lưng cong... lại trở nên rất phổ biến. Những con chó này cho ta một cảm giác về sự hoành tráng, bắt mắt về hình thức – nhưng lại rất nặng nề và yếu kém trong khả năng làm việc!

    Dòng chó làm nghiệp vụ đa phần hướng tới tố chất và bản năng của con GSD, kể cả dáng vẻ bên ngoài cũng khơi dậy nhiều nét tương đồng với quá khứ: nhỏ con hơn một chút so với dòng chó đi thi, người khô chắc, lanh lợi, lưng thẳng, lông có màu xám tro, xám hung hoặc màu đen làm chủ đạo.

    Tuy nhiên, về cơ bản, các dòng chó GSD đều có xu hướng trở nên to-nặng hơn. Và theo tôi, đây là một điểm rất tương đồng với nhận định đã nêu ở trên: dòng chó vùng Schwaben và Baden- Württemberg chiếm ưu thế trong các cuộc thi từ sau thế chiến thứ 2, kể cả thi làm nghiệp vụ lẫn thi chó đẹp.

    Sự phát triển của GSD trên khía cạnh kích thước theo hướng to & nặng nề hơn có lẽ cũng chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho GSD ngày nay không còn những pha “bay lượn” như tổ tiên chúng đã làm trong quá khứ. Và ngày nay, khi nhìn giống chó chăn cừu Bỉ đang ngày càng chiếm ưu thế trong lĩnh vực chó nghiệp vụ, cùng những màn bay nhảy thể hiện tính linh hoạt của chúng, tôi càng lấy làm tiếc cho một “bậc thầy” về chó.


    Adolphe Reul, với những nhận định chính xác của mình - đã đặt ra nền tảng cho chó chăn cừu Bỉ, và những người kế tục ông đã làm cho chó chăn cừu Bỉ ngày càng được biết đến nhiều hơn như một giống chó đặc biệt phù hợp để làm nghiệp vụ.


    Max von Stephanitz, cũng với những nhận định rất chuẩn mực của mình về một con chó GSD lý tưởng, nhưng những người cùng thời và những người kế tục ông đã định hướng cho con GSD đi theo một ngả khác, dẫn đến con GSD ngày nay dù là một giống chó cực kỳ phổ biến, một giống chó đa dụng, phục vụ nhiều mục đích của con người, từ làm nghiệp vụ tới ... làm sang! Nhưng bên cạnh sự phổ biến đó, con GSD đã mất đi rất nhiều đặc tính ban đầu, cũng như đang tiềm ẩn vô số bất ổn trong chất lượng con giống!



    Người Đức, bằng sự chính xác một cách đặc trưng, đã kiểm soát rất thành công việc nhân giống của GSD để làm cho chúng trở nên phổ biến. Nhưng khi ra khỏi nước Đức, sự chính xác trong “phong cách Đức“ khi tiến hành quản lý con giống mất đi, đã làm cho giống chó GSD ở nhiều nước đang đứng trước nguy cơ suy thoái và khủng hoảng về con giống.


    Nhưng bản chất của GSD thì không thể thay đổi, vì nó là niềm tự hào của người Đức -cho dù nó có bị kỳ thị và gọi bằng cái tên Alsatian dog ở Anh – thì người Đức vẫn có quyền tự hào về giống chó GSD của họ. Và tôi tin rằng, GSD vẫn sẽ giữ vững vị trí là giống chó số 1 trong nhiều năm nữa (theo tôi thì ít nhất cũng là 30 năm)!


    Cuối cùng, xin được giới thiệu một “bằng chứng“ về sự chính xác của người Đức trong quản lý con giống qua một thống kê về tầm vóc của con GSD - xuyên suốt quá khứ tới hiện tại để mọi người cùng tham khảo và có lựa chọn đúng nhất cho tầm vóc con GSD của mình.

    Thông tin được trích từ bài nghiên cứu của Lothar Quoll – một thành viên của SV - về tầm vóc của GSD


    Những con chó quá khổ so với tiêu chuẩn ngày càng giảm sút


    Những con chó có kích thước lớn, sát cận trên chuẩn ngày càng tăng lên, những con chó có kích thước trung bình và cận dưới chuẩn ngày càng giảm đi


    Năm 1945, sau khi chế độ quốc xã Đức thất bại trước liên quân Đồng Minh, nước Đức bị chia đôi thành nước Cộng hòa liên bang Đức - Bundesrepublik Deutschland (Tây Đức) và Cộng hòa dân chủ Đức -Deutsches Demokratische Republik (Đông Đức - DDR)




    Lịch sử chia cắt của quốc gia này đã ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử hình thành và phát triển của giống GSD.

    Như đã trình bày ở trên, ở Tây Đức, kinh tế phát triển đã kéo theo phong trào dogshow cũng phát triển rất mạnh và đã làm phân hóa con GSD thành 2 dòng chính là chó đẹp và chó chuyên dùng làm việc.
    Cũng từ các dogshow, con chó GSD đã được quảng bá rộng rãi tới rất nhiều nước trên thế giới, nó trở thành nổi tiếng tới mức những người bảo thủ Anh quốc cũng đã phải “trả lại tên cho em” - khi phải công nhận cái tên German Shepherd Dog thay cho cái tên Alsatians vào năm 1977. Con GSD lộng lẫy trong các show đã làm lu mờ hình ảnh con GSD mộc mạc, nhưng có khả năng làm việc đa dạng, phong phú – nhưng các dogshow cũng đã làm thay đổi khá nhiều về cấu trúc của con GSD truyền thống như tôi đã trình bày trong phần trước.

    Nhưng đó là ở Tây Đức, còn tại hai nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa giáp với Tây Đức là Đông Đức (DDR) và Tiệp Khắc – hai nước “tiền tuyến” trong khối Warszawa thì lại khác. Những dogshow về thi chó đẹp không quá phổ biến – và con GSD được nhân giống và phát triển theo một cách rất khác: chỉ nhằm phục vụ những mục đích của con người, mà trong đó được đặc biệt ưu tiên là lĩnh vực an ninh - quân sự.

    Thời gian này, phần lớn chương trình nhân giống GSD ở Đông Đức và Tiệp Khắc do hai cơ quan cảnh sát biên giới của hai nước thực hiện, đó là Grenzschutz Polizei ở Đông Đức và Z Pohranicni Straze ở Tiệp Khắc (cùng 3 cơ sở nhân giống của tư nhân là Z Jirkova dvora, Jipo-Me and Z Blatenskeho Zamku). Và hai cơ quan này đã gây dựng nên tên tuổi của những nhánh GSD nổi tiếng là GSD dòng Đông Đức (tạm gọi là DDR GSD) và GSD dòng Tiệp Khắc (tạm gọi là Czechbloodline GSD)

    Do tính lịch sử, đây cũng là hai dòng chó GSD, cùng với dòng chó berger Nga (được lai tạo từ GSD với các giống chó của Liên Xô cũ) đã có ảnh hưởng rất lớn tới quan điểm chơi berger của người Việt Nam. Và việc nhìn nhận quan điểm “berger phải to, hoành tráng mới là đẹp” có lẽ không hoàn toàn đúng với những quan điểm và nhận định của những người đã phát triển dòng chó GSD DDR và Czech bloodline.

  8. 3 thành viên cám ơn dunghao7278 cho bài viết này:


  9. #5
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    429
    Thanks
    6,712
    Thanked 2,555 Times in 433 Posts
    Những điểm cần lưu ý trong lịch sử của DDR GSD và Czechbloodline GSD

    DDR LINE

    Thurringen 1 trong hai nơi có dòng chó chính gây dựng nên giống chó GSD - vùng đất bắt nguồn của rất nhiều những con chó GSD “Stephanitz line” - đã đạt thứ hạng cao trước thế chiến 2. Sau thế chiến thứ 2, vùng đất này thuộc sở hữu của nước CH Dân chủ Đức, và được coi là một trong những nơi cung cấp chó cho chương trình phát triển DDR GSD.

    Phần lớn chó DDR line có nguồn gốc gia phả bắt nguồn từ Horand v. Grafrath và con trai nó Hektor v. Schwaben. Horand và Hektor cũng là 2 con chó có ảnh hưởng rất lớn, được coi là đã tạo ra 2 nhánh (lines) chó đực trong suốt khoảng 10 thế hệ tính từ chúng.

    Nhánh thứ nhất: Roland Starkenburg–Hettel Uckermark Lines
    Hektor và con trai nó, Beowulf SZ10 đã góp phần xây dựng nên trại chó von Starkenburg – với con chó nổi tiếng là Roland von Starkenburg SZ1537 – Sieger 1906/07, tiếp sau đó là Erich von Grafenwerth SZ71141 – Sieger 1920và con trai của Erich là Klodo. Nhánh chó này có hình dáng lớn hơn chuẩn mực mong muốn của ông Stephintz một chút: những con chó chỉ có kích thước trung bình, phần lớn nằm trong khoảng từ 63-65 cm (chó đực).

    Nhánh thứ hai: Pilot - Graf Eberhard von Hohen Esp Lines
    Nhánh này cũng bắt nguồn từ Hektor và 1 con chó khác, cũng là con trai nó, Pilot SZ111 đã phát triển thêm một nhánh khác, di truyền tới Graf Eberhard và thế hệ tiếp sau là Luchs vom Kalsmunt Wetzlar SZ3317 – Sieger 1908. Ở thế hệ tiếp sau, Luch được cho phối giống với dòng chó của trại von der Kriminalpolizei, cũng có 1 phần nguồn gốc từ Roland Starkenburg. Từ Tell v.d. KriminalPolizei SZ8770 – Sieger 1910 đã tạo ra rất nhiều con chó nổi tiếng và quá khổ: Arno v. d. Eichenburg SZ 24876 - Sieger 1913 cao 66cm, Donar von Overstolzen SZ 220839- Sieger 1924 cao 67cm, tới Jung Tell von der Kriminalpolizei SZ24511 hay Ito von der Kriminalpolizei SZ 47037 đều cao trung bình từ 65-67cm (chó đực). Jung-Tel chính là ông nội của Elfe Boxberg (mẹ của Klodo). Trại chó KriminalPolizei này được coi là một trại có xác suất tạo ra các con giống quá khổ.


    Klodo vom Boxberg SZ135239 - con chó sinh năm 1921 và đạt vô địch Séc (Cezch Sieger) vào năm 1923 và nó đã nhanh chóng lọt vào mắt của ông Stephanitz – sau đó đã đạt vô địch Đức (Germany Sieger) vào năm 1925. Rất, rất nhiều những con chó thuộc DDR line có nguồn gốc từ Klodo.
    Tiếp sau đó, Klodo được xuất khẩu sang Mỹ và đã trở thành một trong những con GSD khởi nguồn của GSD American Line.



    Dựa trên gia phả của Klodo, có thể nhận thấy rằng: Mặc dù Klodo có kích thước hợp chuẩn theo line bố, nhưng trong dòng máu của nó luôn có một “phần chìm” là nguồn gien có kích thước lớn (oversize line) của bên mẹ. Và phải chăng, đó chính là một trong những tiền đề cho việc tăng kích thước của những con GSD DDR và Czech Line sau này?



    CZECH LINE

    Trong quá trình phát triển giống chó GSD Czech bloodline, có thể nhận thấy 1 điểm về địa lý: vùng Bohemia của Czech gần như được gói gọn giữa 3 bang: Bavaria – Thuringen và Saxony của Đức. Thêm vào đó, vùng Thuringen lại rất gần với đất Séc. Do đó, việc giao thao giữa những dòng chó của hai nước là điều không tránh khỏi.

    Năm 1955, trại chó Z Pohranicni straze (Z PS) trực thuộc cảnh sát biên giới của Tiệp Khắc được thành lập với mục tiêu nhân giống và huấn luyện những con chó cho mục đích bảo vệ an ninh quốc phòng. Bên cạnh những con GSD sẵn có, nguồn giống bổ sung rất lớn là từ Đông Đức nhằm hướng tới tạo ra một đàn chó với chất lượng cực tốt theo mong muốn.

    Trong suốt quá trình nhân giống từ năm 1956 tới năm 2001, Z Pohranicni tập trung vào việc tuyển lựa những con chó có hình thể rất tốt theo tiêu chuẩn giống truyền thống mà ông Stephanitz đã xây dựng, đồng thời có sức mạnh, hệ cơ xương cực tốt, có màu sẫm hoặc màu tối xỉn, thần kinh mạnh và sẵn sàng làm việc truy đuổi, bảo vệ, tấn công. Trại chó bắt đầu với 80 con chó cái và 30 con chó đực đạt yêu cầu đánh giá, được tiến hành nghiêm ngặt tại 3 phân trại ở Domazlice, Libejovice và Prackovice. Trại này phát triển đàn chó dựa trên việc kết hợp có lựa chọn với 3 trại chó tư nhân thông qua các chương trình hỗ trợ con giống đực, nuôi và chia sẻ chó cái-chó con hoặc trao đổi với những yêu cầu nhất quán trong nuôi dưỡng, lựa chọn con giống và tính khắc nghiệt trong những bài huấn luyện hàng ngày.


    ĐIỂM CHUNG GIỮA HAI DÒNG CHÓ GSD - DDR và CZECH bloodline

    Với mục đích rõ ràng là nhân giống và phát triển một giống chó chuyên dùng để làm việc như bản thân chúng đã được tạo dựng trong quá khứ, nhưng con GSD trong 2 chương trình nhân giống của hai nước này thời đó có những điểm chung:
    - Đều phải có thể lực và tố chất rất tốt: có thể leo qua tường thẳng, đi thăng bằng qua các thanh xà, theo dấu đánh hơi tốt, có khả năng truy vết dài hơi, bền bỉ, trên những quãng đường xa.
    - Không có dấu hiệu của bệnh xương khớp: tất cả những con chó nào có hệ thống xương tốt, đặc biệt xương hông - chậu hoàn toàn không có vấn đề mới được sử dụng để nhân giống. Những con chó ở mức từ trung bình (normal hip) trở xuống không được sử dụng để nhân giống.
    - Do được hướng tới việc phục vụ cho quân đội và an ninh quốc phòng, nên các con chó trong chương trình nhân giống luôn phải có thể lực dồi dào, mạnh mẽ, đồng thời, do yêu cầu bền bỉ trong truy đuổi, chúng thường có người dài hơn chiều cao một cách khá rõ rệt.
    - Do điểm nhấn là yêu cầu tấn công bảo vệ, nhưng con chó này có ngoại hình thô cứng hơn so với những con chó vùng Thurringen của “Stephanitz line” (có ngoại hình tương đối mảnh và dẻo), lưng thẳng, ngực sâu, vai rộng, đầu lớn, hàm và răng khỏe.
    - Các quy định về nhân giống là cứng nhắc – do được nhà nước bảo hộ thông qua bộ máy cảnh sát – quân đội!


    Trong khi sự biến đổi của con GSD qua mỗi thập kỷ ở Tây Đức là khá rõ rệt thì tại DDR và Czechbloodline GSD gần như vẫn duy trì được nguyên bản những đặc tính hình thể như thời kỳ đầu – chúng có thân mình chắc chắn, khỏe mạnh như những con chó vùng Thurringen, nhưng người có xu hướng dài hơn rõ rệt so cới chiều cao (một đặc điểm di truyền của Hektor v.Schwaben– khác với Horand v. Graffath có người ngắn) – đồng thời chúng thường có tầm vóc khá to lớn. Tuy nhiên, về tổng thể, chúng cũng khá tương đồng với những người anh em của nó là những con đạt BSP Sieger của Đức. Xin mời xem phần hình ảnh minh họa và so sánh:

  10. 3 thành viên cám ơn dunghao7278 cho bài viết này:


  11. #6
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    429
    Thanks
    6,712
    Thanked 2,555 Times in 433 Posts
    SỰ SỤP ĐỔ CỦA MỘT DÒNG CHÓ

    Năm 1986, khi bức tường Berlin sụp đổ và nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức tan rã, dòng chó GSD DDR line cũng coi như không còn tồn tại chính thức trên bản đồ các dòng GSD cũng như các dòng chó làm việc.

    Tới năm 2001, khi ông Jiri Novotny, một huấn luyện viên và nhà nhân giống nổi tiếng, giám đốc cuối cùng của Z Pohranicni straze nghỉ hưu sau 30 năm lãnh đạo trại giống này thì hoạt động của Z Pohranicni straze cũng được coi như chấm dứt. Tên trại được đổi thành “od Police Ceske Republik” – các chương trình nhân giống được duy trì gần 50 năm cũng thay đổi. Những con chó còn lại của Z Pohranicni straze phần lớn được chuyển sang cho trại Jinopo.

    Hai dòng chó GSD nổi tiếng đã được phát triển trong khối XHCN đã cơ bản bị xóa bỏ!


    Jiri Novotny - "kiến trúc sư" của chương trình nhân giống GSD Czech bloodline trong giai đoạn 1981-2001


    Tuy nhiên cho đến nay, vì tính nổi trội của GSD DDR & Czech lines trong lĩnh vực chó nghiệp vụ, đặc biệt là canh gác và bảo vệ trong cả phạm vi hẹp lẫn trên các địa bàn rộng lớn – với các ưu thế về thể lực, sức mạnh và khả năng tấn công, chúng vẫn được những người ưa chuộng, những nhà nhân giống chuyên nghiệp, quân đội, cảnh sát sử dụng khá nhiều!


    Một số ảnh chó GSD Czech bloodline ngày nay

    Ch. V Galant z Pohranicni Straze IPO1 SchH1 SVV3 KKL1



    Kal-Tee, con chó chụp ảnh cùng ông Jiri Novotny ở trên



    Enzo z Blitz vom Kleinen Hain - AKC # DN24479402



    Uma z Dragon bình tĩnh nằm nghe súng nổ và đu mình cắn






    Logan z Dragon




    = = = = =

    Ảnh cuối cùng tôi đưa vào là một chú GSD lông khá dài! Nguyên nhân là từ tháng 1/2011, chó GSD lông dài sẽ được (SV / VDH / FCI) công nhận là 1 dòng riêng (seperated variety) của giống (breed) - không biết các fan GSD đã có chi tiết về các thông tin liên quan tới tiêu chuẩn dòng (variety) chó này chưa?

  12. 3 thành viên cám ơn dunghao7278 cho bài viết này:


  13. #7
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    429
    Thanks
    6,712
    Thanked 2,555 Times in 433 Posts
    Do thấy phần trao đổi về sự khác biệt giữa GSD tại Đức và tại Mỹ - xin bổ sung một số thông tin và ý kiến về sự phát triển của GSD tại Mỹ .


    Những dấu chân đầu tiên của con GSD trên đất Mỹ.

    Với những ưu điểm nổi bật của mình, những con GSD đã nhanh chóng vượt sang bờ bên kia của Đại Tây Dương.

    Năm 1907, con GSD có tên Mira von Offingen, được ông Otto Gross nhập khẩu về Mỹ đã lần đầu tiên được trình diễn tại cuộc thi ở Port Allegheny, Pennsylvania, Mỹ. Không lâu sau đó, năm 1908, AKC đã ghi nhận GSD là một giống chó thuộc nhóm chó chăn lùa gia súc (herding group) và con chó cái có tên là Queen of Switzerland đã trở thành con chó đầu tiên được đăng ký với AKC, Mỹ vào năm 1911. Tuy nhiên, những con chó này, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, đã không để lại được những dấu ấn của chúng trong những thế hệ con cháu sinh ra sau này.

    Năm 1913, câu lạc bộ những người nuôi GSD (GSDCA) của Mỹ được Benjamin Throop, Anne Tracy Erikoff, cùng 26 sáng lập viên khác thành lập. CLB mở cuộc thi chuyên biệt đầu tiên cho GSD vào năm 1915. Cuộc thi lần đầu này có 42 con chó tham dự, và Anne chính là giám khảo!


    Đến nay, GSDCA chính là câu lạc bộ chủ quản toàn nước Mỹ cho giống GSD, là một CLB thành viên trực thuộc Hiệp hội những người nuôi chó giống của Mỹ (AKC) và cũng là thành viên của Liên đoàn những người nuôi GSD thế giới (WUSV).


    Năm 1917, khi Mỹ tham gia thế chiến 1 thì con GSD cũng được đổi tên thành “Chó chăn gia súc – Shepherd Dog” ở Mỹ, một việc làm mang tính phản đối những gì thuộc về nước Đức (tương tự như Anh đổi tên GSD thành Alsatians). Tuy nhiên, sau thế chiến 1, những con GSD xuất sắc trong chiến tranh đã nhanh chóng được người Mỹ nhìn nhận và phát triển rộng khắp trên đất Mỹ. Rất nhiều những con GSD đã được nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn 1920-1930.


    Năm 1925, ông A.C. Gilbert, chủ nhân trại chó Maraldene ở Hamden, Connecticut đã nhập khẩu một trong những con GSD xuất sắc của GSD thời kỳ đầu sang Mỹ, đó chính là Klodo vom Boxberg SZ 135239 – con chó vô địch về GSD (Sieger) tại Đức năm 1925. Klodo được coi là trụ cột lớn nhất trong thời kỳ đầu của giống GSD trên đất Mỹ, và mặc dù những đàn con của nó không thực sự nổi tiếng tại Mỹ - nhưng những đặc điểm của cá nhân Klodo đã được lưu giữ lại qua nhiều thế hệ, góp phần tạo nên một dòng GSD tương đối thuần nhất ở Mỹ suốt nửa thế kỷ sau đó.



    Ảnh ông A.C.Gilbert chơi đùa cùng 2 con chó của mình (con GSD trong ảnh không chắc có phải là Klodo hay không!)



    Một chút nhận xét về Klodo:



    Klodo vom Boxberg

    Theo như bức ảnh còn lưu lại về Klodo, con chó này có khung xương khô, mảnh, người nhẹ nhàng, không có vẻ nặng nề– những đặc điểm thường thấy ở dòng chó ban đầu mà ông Stephanitz rất ưa chuộng và đã thành công qua những danh hiệu đạt được dưới tên von Grafrath. Đặc biệt, Klodo cũng như các con chó nổi tiếng của von Grafrath khác có một đặc điểm nổi bật là đầu ngẩng cao và đường dọc trên thân mình (topline), từ đầu, qua cổ, vai, lưng tới mông – đuôi liền mạch, xuôi đều, rất đều đặn và đẹp mắt. Ưu điểm này đã được truyền lại qua nhiều thế hệ, và tôi vẫn thấy phảng phất nét đặc trưng của đường topline của Klodo trong những con chó đạt chức vô địch về GSD ở Mỹ ngày nay.

    Tuy nhiên, không giống với những con chó nổi tiếng khác của von Grafrath - thường có khung xương vuông vắn – Klodo lại có người, đặc biệt phần thân mình và phần mông hơi dài, cũng là những đặc điểm thường gặp ở rất nhiều những con GSD ở Mỹ ngày nay.


    Trước khi sang Mỹ, Klodo cũng đã sản sinh ra nhiều thế hệ GSD nổi tiếng khác ở Đức, mà trong đó có Utz vom Haus Schütting SZ 331999 – Sieger Đức năm 1929.



    Utz

    Những hậu duệ của Utz và Klodo đã được cho giao phối gần 3-3 với nhau để sản sinh tiếp ra những con GSD rất nổi tiếng khác ở Đức. Trại von Bern là một trong số đó – với Pfeffer von Bern - SZ466407 Sieger Đức năm 1937. Pfeffer chính là cháu 4 đời của Utz, cả bên bố lẫn bên mẹ! Pfeffer có vóc dáng gần giống với Klodo, ngoài 1 điểm khác biệt rõ nhất trong ảnh là phần ức nhô cao hơn, góc gập của phần xương bả vai nổi rõ rệt hơn (đặc điểm này về lý thuyết sẽ làm tăng độ mở của sải chân trước khi chó vận động, trong khi bản thân Klodo đã nổi tiếng là một con chó có sải chân dài, xương vai mở góc tốt khi vận động).



    Pfeffer von Bern được John Gans nhập khẩu sang Mỹ vào năm 1936, John Gans cũng là chủ nhân của con chó đầu tiên dành được danh hiệu “Con chó đã giành được những chiến thắng vĩ đại trong các cuộc thi (Grand Victor – GV)” – con chó có tên là Komet of Hoheluft - AKC221345 – một con chó được nhân giống ra từ những con thuộc nhánh Roland Starkenburg–Hettel Uckermark Lines.


    Sau đó, năm 1938, Sidney Heckert tiếp tục nhập khẩu Odin vom Busecker Schloß - SZ463301 về Mỹ. Odin chính là anh em với Pfeffer (cùng là con của một con chó không quá nổi tiếng Dachs von Bern SZ 429017).

    Odin bên nhánh bố là cháu 4 đời của Utz, và bên nhánh mẹ lại là cháu 4 đời của Klodo.



    Pfeffer và Odin đều đã trở thành những nhà vô địch của AKC (Am.CH), đều đã được ghi nhận công lao là những con chó giống nổi tiếng của Mỹ - Register of Merit – ROM. Để có danh hiệu ROM tại Mỹ, một con chó cái cần phải sinh ra ít nhất 5 con chó vô địch ở cấp độ quốc gia (Am.Ch - AKC), con chó đực cần phải phối giống và sinh ra 10 con chó vô địch ở cấp độ quốc gia (Am.Ch - AKC).

    Ngoài ra, Pfeffer còn được ghi nhận là Grand Victor – GV tại Mỹ.



    Pfeffer và Odin đã được coi là những mảnh ghép để hoàn chỉnh những bước đi đầu tiên của giống chó GSD tại Mỹ và trước năm 1945. Chúng đã tiếp bước Klodo để tạo ra một thế hệ GSD có hình dạng tương đối đồng nhất ở Mỹ trong thời kỳ đầu.



    GSD tại Mỹ sau thế chiến thứ 2

    Sau thế chiến 2, trong khi nước Đức và con GSD chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự tàn phá của chiến tranh và chia cắt đất nước thì nước Mỹ và con GSD tại Mỹ lại hoàn toàn không phải hứng chịu tổn thất này – hơn nữa, còn thu lợi từ những hoạt động thương mại với châu Âu. Một làn sóng mới của GSD từ Đức tiếp tục chảy sang Mỹ để bổ sung cho nguồn gien của GSD tại Mỹ - vốn đã được phát triển dựa trên căn bản giao phối gần ở thế hệ thứ 2 tới thứ 4 trong suốt những năm 1930-1950.


    Sau năm 1945, những con GSD ở Đức có xu hướng người dài hơn chiều cao rõ rệt, và người Mỹ đã lựa chọn những con GSD có ngoại hình phù hợp với “thị hiếu” chung của người Mỹ là có đường topline rất đẹp – đa phần chúng đều có một điểm chung về nguồn gốc xuất xứ từ con chó Axel von der Deininghauserheide - SZ 624836 – Sieger 1950. Những con GSD nổi tiếng đã tới Mỹ trong giai đoạn này có thể kể đến:



    Axel von der Deininghauserheide - SZ 624836 – Sieger 1950




    Troll vom Richterbach SZ 869032 - con trai của Axel




    Falk vom Eningsfeld -cháu 4 đời của Axel, cháu nội của Condor vom Hohenstamm SZ 892020 – Sieger 1958, con trai của Mutz aus der Kückstraße SZ 958988 – Sieger 1962





    Trong số này, Troll vom Richterbach, sinh ngày 31 tháng 5 năm 1953, được coi là một con chó có ảnh hưởng rất lớn tới các thế hệ GSD tại Mỹ. Troll di truyền lại cho các thế hệ sau những điểm đặc trưng về các góc gập của chân sau (rear angulation), độ chắc chắn và sức bật và của phần chân sau (hindquarter strength and rear drive), bên cạnh đó là những nét đặc trưng của GSD tại Đức những năm 1945-1960 như cơ bắp, thân mình hơi to nặng, xương thô, khung sọ và đầu to. Tuy không đề cập tới, nhưng có thể thấy Troll cũng là 1 con chó có đường topline rất đẹp, nhưng phần thân sau bị hạ thấp xuống , phần vai đã bắt đầu được nâng cao để đường topline có độ dốc, đầu ngẩng cao, phần ức nở nang và hơi nhô ra phía trước.


    Tất cả những điểm nổi bật này của Troll gần như đã được truyền lại cho cháu nội của nó – con GSD huyền thoại của Mỹ trong thập kỷ 60, Am. Can. Ch. GV. ROM. Lance of Fran-Jo

  14. 3 thành viên cám ơn dunghao7278 cho bài viết này:


  15. #8
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    429
    Thanks
    6,712
    Thanked 2,555 Times in 433 Posts
    Lance of Fran-Jo và ảnh hưởng của nó tới GSD Mỹ đến nay



    Lance of Fran-Jo được ông bà Francis và Joan Ford nhân giống ra và sở hữu, ông bà này cũng sở hữu trại chó Fran-Jo Kennel rất nổi tiếng ở Mỹ, với rất nhiều thế hệ chó sản sinh ra tại đây đã đạt được những danh hiệu lớn của AKC và GSDCA. Trại này đến nay vẫn còn hoạt động, trang web của trại tại địa chỉ: http://www.fran-jo.com


    Lance sinh ngày 27 tháng 2 năm 1964, chết ngày 2 tháng 2 năm 1973. Mặc dù chỉ sống gần 9 năm tuổi, nhưng sự nghiệp và những hậu duệ mà Lance truyền lại thì vô cùng nổi tiếng.




    Các bạn có thể xem thêm nhận xét về Lance, cũng như danh sách các hậu duệ nổi tiếng của Lance trên trang web của GSDCA: http://www.gsdca.org/GSD...d/Ldogs/LanceFranJo.html


    Trích:

    "Đã 11 năm trôi qua kể từ khi Lance được trao danh hiệu Grand Victor. Ảnh hưởng vĩ đại của nó tới giống chó có thể nhìn thấy được hàng tuần, trong những cuộc thi về GSD tại Mỹ. Con cháu của Lance và dòng dõi mà nó tạo dựng nên đã thống trị những đỉnh cao của giống chó trong suốt một thập kỷ qua. Lance chính là con chó có khả năng di truyền tốt nhất trong số những con chó đực đã được trao danh hiệu ROM. Danh sách kèm theo là 50 con chó vô địch và 12 con chó đã được trao danh hiệu ROM – đều là hậu duệ của Lance”.



    Lance of Fran-Jo đã tạo ra một dòng chó rất đặc trưng cho giống GSD tại Mỹ, với đường topline vô cùng ấn tượng, hộp sọ sắc nét, ức nhô về phía trước, cổ cao, thuôn đều xuống vai, chóp vai nhô cao, kết nối rất hài hòa với phần cổ, lưng hơi dốc xuống tới mông và đuôi, phần thân sau hơi hạ thấp. Xương vai trước gập góc tốt, góc chân sau cũng gập rất tốt, sải chân dài, sức bật của chân sau mạnh mẽ làm cho bước chạy mạnh mẽ nhưng không nặng nề, uyển chuyển nhưng vẫn chắc chắn, đầu luôn ngẩng cao cả khi đứng lẫn khi chuyển động. Tổng thể hài hòa, cân đối. Tất cả tạo thành một vẻ quý phái cho con chó trong vòng thi.


    Nếu như trước đây, sự khác biệt về ngoại hình của con GSD tại Mỹ và tại Đức không quá lớn thì bắt đầu từ những năm 1970 - Lance đã mở ra một thời kỳ mới: sự khác biệt giữa GSD Mỹ và Đức trở nên rất rõ nét, vì khi đó, tại Đức, những con GSD đang được nhân giống theo hướng có thân mình to nặng hơn, phần vai nhô cao hẳn lên, kết hợp với cái lưng cong, làm cho con GSD tại Đức có xu hướng bị co lại như một hình thang vuông, trong khi đó, con GSD tại Mỹ lại có xu hướng bị kéo dài phần thân sau ra phía sau, nhằm tạo sự liền mạch và nếu tính cả cái đuôi dài, thì chúng có dạng như một hình tam giác vuông (xem ảnh minh họa).






    Sau khi dành được những danh hiệu lớn trong các cuộc thi tại Mỹ và Canada những năm 1966-1967, Lance được trao danh hiệu ROM vào năm 1970, đồng thời, nó cũng đã đặt một dấu ấn cực kỳ rõ nét lên toàn bộ những con chó GSD sau này tại Mỹ, trong suốt thời kỳ từ những năm 1970 tới 1990. Hầu hết những con chó vô địch, ROM … tại Mỹ trong thời gian này đều có một phần di truyền của Lance trong phả hệ, cũng như có tổng thể bên ngoài mang rõ dấu ấn của Lance.


    Ngày nay, con GSD đã bị biến đổi rất nhiều so với những năm 1960-1970 (chưa kể so với thời kỳ đầu của giống chó).

    Trong khi những con GSD tại Đức càng ngày càng trở nên to nặng, có khung xương và đầu đồ sộ, lưng cong gù, chân trước nhấc cao, sải chân trước cứng nhắc, giật cục khi vận động thì con GSD tại Mỹ lại có xu hướng bị hạ thấp phần thân sau, các góc gập của hệ cơ xương chân sau bị tăng quá mức, làm cho bước chạy trở nên hơi yếu ớt, thậm chí nhiều con tiếp đất bằng cả phần từ cổ chân tới bàn chân.



    Mặc dù khoảng cách giữa GSD tại Mỹ và Đức – châu Âu đã bị thu hẹp đáng kể trong giai đoạn từ những năm 1990 tới nay, rất nhiều những con GSD tại Đức đã được xuất khẩu sang Mỹ để tham gia vào những chương trình nhân giống GSD, nhưng những con chó thắng giải trong các cuộc thi tại Mỹ vẫn có những sự khác biệt nhất định so với những con chó thắng giải tại Đức, đa phần chúng vẫn có một dáng vẻ ngoài rất Mỹ - luôn mang một phần hơi thở và phong cách của Lance - ít nhất là khi đứng chụp ảnh.


    Và cái gì thái quá cũng có thể trở thành không tốt. Theo tôi, cả con GSD tại Đức cũng như tại Mỹ đều đang chịu ảnh hưởng quá lớn của con người trong quá trình nhân giống và chọn lọc.

    Mong sao một ngày nào đó trong tương lai, con GSD có thể trở về với hình dáng cổ xưa của những con chó ở trại von Grafrath – Stephanitz line. Hay chí ít thì cũng có vóc dáng của những con working GSD: tự nhiên và mạnh mẽ, sức mạnh, sự sung mãn và bền bỉ luôn căng tràn và bật ra trong từng cử động, từng ánh nhìn, cái vẫy đuôi …… Thêm một bức ảnh nữa về những người đặt nền móng cho con GSD:



    Từ trái sang:
    Arnold- (Schäfmeister - chuyên gia về nuôi cừu và chó chăn cừu ở Saxony), Rittmeister von Stephanitz, Goyman và Otto Weber (cũng là những Schäfmeister)
    (Thấy bài hay hay nên mượn tạm của chú Báu ST được post lên cho anh em xem tạm-mong chú Báu thông cảm!)
    Lần sửa cuối bởi dunghao7278, ngày 24-12-12 lúc 02:17 PM.

  16. 4 thành viên cám ơn dunghao7278 cho bài viết này:


Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •