>> Nhiệt liệt chào đón các bạn đến tham gia diễn đàn VNSV<<
>><<
Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 29

Chủ đề: TRỊ BỆNH CARE - PRAVO THẤY HAY HAY NÊN COPPY ...(Bài của ThắngTiTan)

  1. #1
    Ngày tham gia
    Jun 2013
    Bài viết
    71
    Thanks
    156
    Thanked 253 Times in 67 Posts

    TRỊ BỆNH CARE - PRAVO THẤY HAY HAY NÊN COPPY ...(Bài của ThắngTiTan)

    Chó đi ỉa thì phương thuốc Đoàn và ace đã nêu.
    Mình bổ xung thêm là Metronidazone loại 250 mg tức K-nê-ông (tên cũ - Nó là thuốc Kiết lỵ loại nhẹ của người) có thêm chức năng phòng bệnh: Tuần cho uống 1 viên.
    Nếu đường ruột yếu quá thì 2 tuần / 1 lần điều trị, mỗi lần 3 ngày liền, mỗi ngày 2 viên chia làm 2 bữa.
    lạm dụng thuốc này quá sẽ bị Suy tủy (bạn mình là bác sỹ của người bảo thế)
    Khi uống thuốc này nhớ cho ăn rau, bắp cải hoặc củ quả mà chó thích ăn (tránh nhiệt)

    Care hoặc Parvo :

    - Chó bị virut và vi khuẩn ăn mỏng Dạ dày và đường ruột nên xuất huyết, đi ỉa ra máu tươi nên phân có màu Cafe và rất tanh.
    Đường ruột rất mỏng và yếu.

    - Như TranLuongBach đã nêu, mình xin bổ xung là ko cho chó tự uống nước vì nó rất háo nước và uống rất nhiều khi bị Care hoặc Parvo. Nhưng lúc này nó rất hay Nôn (miệng nôn chôn tháo) nên ko cho chó tự uống nước (nó sẽ uống nhiều) sẽ gây nôn ngay
    (Mình đã theo dõi con GSD bé nhà mình bị Care và chết sau 2 ngày vì lúc ấy thương nó và chưa biết cách).

    Biện pháp là cho uống nhiều lần nhưng mình chủ động cho uống nước đường Glucose pha ít muối để bù nước (dùng bơm xi lanh loại to nhưng đề phòng sặc vào phổi) và phải nhốt để khống chế chó tự đi tìm nước.
    Nôn nhiều và nôn mạnh có thể đứt ruột chó.

    - Vẫn bơm Xi lanh cho ăn nước cơm hoặc cháo trắng nấu thật nhuyễn với ít muối trắng (lúc này chó ko tự ăn).

    Ko thì phải bơm Sữa nhưng nhớ là pha sữa bột của trẻ em dưới 6 tháng hoặc 1 năm với nước ấm. Nhiều bữa nhưng ít một.

    Pha kèm với men tiêu hóa (BioAcimin (đắt) hoặc pms-Probio (rẻ)). Men tiêu hóa ko hòa nước hoặc sữa nóng vì Nóng làm chết men

    - Vẫn tiêm Chlosultra (thuốc thú y - dạng tiêm dưới da) - Trị khuẩn đường ruột - với liều lượng 1,5cc / ngày cho 5 Kg - chia làm 2 lần tiêm.
    (3cc/ ngày cho 10 Kg - lượng này chia làm 2 lần tiêm trong 1 ngày - cứ tỷ lệ kg mà nhân lên)
    (nếu chó yếu quá - do phát hiện muộn hoặc ko kịp điều trị - thì giảm liều lượng đi, ko thì nó ko chịu được do Sức yếu.
    Khoảng 1-2cc - tùy sức khỏe và chia làm nhiều lần tiêm hơn)
    Lưu ý: Nhiều quá chó ko chịu được, có thể dẫn đến tử vong do sức yếu ko chịu đươc.

    - Ko nên tiêm B-Complex (thuốc bổ - tăng lực) vì GSD hay phản ứng Xấu với B-Complex
    hoặc có dùng thì ít thôi:
    + 2-3cc / ngày cho 5 Kg
    + 4cc / ngày cho 10 Kg
    (có thể chia làm nhiều lần nếu sức khỏe yếu nhưng ko nên quá số lượng mình đưa / ngày)
    Chó không đi ỉa mà tiêm hỗ trợ B-Complex (khi điều trị bệnh khác) nhiều quá cũng bị đi ỉa.

    - Mình còn tự tay tiêm thuốc ATROPIN 0,1% (thuốc tiêm bắp của HANVET): Thuốc chống nôn

    (ngày 2 lần, mỗi lần 1 ống thủy tinh 2ml). Ko tiêm nữa khi đã hết nôn.

    - Tiêm 3B của người để trợ lực - rất cần để cún giữ sức.

    - Cực kỳ quan trong: Cho uống nước lá Nhọ nồi và lá Con Khỉ, càng đặc càng tốt, pha thêm đường Glucose và ít muối
    (dùng xi lanh bơm vào miệng chó nhưng ít một - tránh sặc)
    Chó có nôn thì loại nước Lá này cũng kịp dính vào Dạ dày và đường ruột.

    Nếu ko có lá Con Khỉ thì mỗi lá Nhọ nồi cũng OK.

    Việc bổ xung đường Glucose là cho chó dễ hấp thu năng lượng và tỉnh táo hơn, đồng thời đỡ đắng, chó ko bị ngang mà gây nôn.
    Muối có chức năng sát trùng vết thương đường ruột nhưng ít thôi. Và cũng là bù nước điện giải kiểu Orezon.
    Nếu có điều kiện truyền Nước có hàm lượng đường Glucose 5 - 10% thì rất OK - nước truyền của người.

    Cách dùng lá Nhọ nồi tức Cỏ mực này mình được 1 người Nông dân quê mình chỉ dẫn vào 1 lần vô tình xem ông ấy chữa chó lai nhà ông ấy (người Nông dân ko nói là tiêm Chlosultra và Truyền nước nhưng mình vẫn hỏi thêm ông Bác sỹ thú y quê mình và ông ấy bảo dùng Kết hợp để trị vi khuẩn, chứ Virus Care thì ông Bác sỹ thú y quê mình bảo là ông ấy chịu) và Mình cũng cứ thử đại xem sao (Đông Tây y kết hợp).

    Và mình đã cứu được 2 con GSD và 1 con chó lai nhà mình (1 con GSD + 1 con chó lai nhà mình và 1 con GSD của a bạn cùng huyện) và gần 10 con chó lai (ông chú mình chỉ cách cho người ta chữa) bằng cách này, sau khi chính mình bị chết 2 con GSD bé vì ko dùng lá Nhọ nhồi và Lá con khỉ vì tin vào thuốc tiêm và truyền nước - trước khi gặp người nông dân.

    (con GSD nhà a bạn thì dùng mỗi Lá Nhọ nồi vì a bạn ko biết lá Con khỉ và ko kịp kiếm)

    Dùng nước lá Nhọ nồi và lá Con khỉ thêm 3-5 ngày sau khi khỏi Care hoặc Parvo vẫn Ok (càng tốt)


    GSD BẮC GIANG: KẾT NỐI ĐAM MÊ - KẾT NỐI BẠN BÈ
    TRẦN QUANG KHẢI - BỐ HẠ - YÊN THẾ - BẮC GIANG


  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2013
    Bài viết
    15
    Thanks
    30
    Thanked 77 Times in 14 Posts

    Re: TRỊ BỆNH CARE - PRAVO THẤY HAY HAY NÊN COPPY ...(Bài của ThắngTiTan)

    Trích dẫn Gửi bởi manthehe7x Xem bài viết
    Chó đi ỉa thì phương thuốc Đoàn và ace đã nêu.
    Mình bổ xung thêm là Metronidazone loại 250 mg tức K-nê-ông (tên cũ - Nó là thuốc Kiết lỵ loại nhẹ của người) có thêm chức năng phòng bệnh: Tuần cho uống 1 viên.
    Nếu đường ruột yếu quá thì 2 tuần / 1 lần điều trị, mỗi lần 3 ngày liền, mỗi ngày 2 viên chia làm 2 bữa.
    lạm dụng thuốc này quá sẽ bị Suy tủy (bạn mình là bác sỹ của người bảo thế)
    Khi uống thuốc này nhớ cho ăn rau, bắp cải hoặc củ quả mà chó thích ăn (tránh nhiệt)

    Care hoặc Parvo :

    - Chó bị virut và vi khuẩn ăn mỏng Dạ dày và đường ruột nên xuất huyết, đi ỉa ra máu tươi nên phân có màu Cafe và rất tanh.
    Đường ruột rất mỏng và yếu.

    - Như TranLuongBach đã nêu, mình xin bổ xung là ko cho chó tự uống nước vì nó rất háo nước và uống rất nhiều khi bị Care hoặc Parvo. Nhưng lúc này nó rất hay Nôn (miệng nôn chôn tháo) nên ko cho chó tự uống nước (nó sẽ uống nhiều) sẽ gây nôn ngay
    (Mình đã theo dõi con GSD bé nhà mình bị Care và chết sau 2 ngày vì lúc ấy thương nó và chưa biết cách).

    Biện pháp là cho uống nhiều lần nhưng mình chủ động cho uống nước đường Glucose pha ít muối để bù nước (dùng bơm xi lanh loại to nhưng đề phòng sặc vào phổi) và phải nhốt để khống chế chó tự đi tìm nước.
    Nôn nhiều và nôn mạnh có thể đứt ruột chó.

    - Vẫn bơm Xi lanh cho ăn nước cơm hoặc cháo trắng nấu thật nhuyễn với ít muối trắng (lúc này chó ko tự ăn).

    Ko thì phải bơm Sữa nhưng nhớ là pha sữa bột của trẻ em dưới 6 tháng hoặc 1 năm với nước ấm. Nhiều bữa nhưng ít một.

    Pha kèm với men tiêu hóa (BioAcimin (đắt) hoặc pms-Probio (rẻ)). Men tiêu hóa ko hòa nước hoặc sữa nóng vì Nóng làm chết men

    - Vẫn tiêm Chlosultra (thuốc thú y - dạng tiêm dưới da) - Trị khuẩn đường ruột - với liều lượng 1,5cc / ngày cho 5 Kg - chia làm 2 lần tiêm.
    (3cc/ ngày cho 10 Kg - lượng này chia làm 2 lần tiêm trong 1 ngày - cứ tỷ lệ kg mà nhân lên)
    (nếu chó yếu quá - do phát hiện muộn hoặc ko kịp điều trị - thì giảm liều lượng đi, ko thì nó ko chịu được do Sức yếu.
    Khoảng 1-2cc - tùy sức khỏe và chia làm nhiều lần tiêm hơn)
    Lưu ý: Nhiều quá chó ko chịu được, có thể dẫn đến tử vong do sức yếu ko chịu đươc.

    - Ko nên tiêm B-Complex (thuốc bổ - tăng lực) vì GSD hay phản ứng Xấu với B-Complex
    hoặc có dùng thì ít thôi:
    + 2-3cc / ngày cho 5 Kg
    + 4cc / ngày cho 10 Kg
    (có thể chia làm nhiều lần nếu sức khỏe yếu nhưng ko nên quá số lượng mình đưa / ngày)
    Chó không đi ỉa mà tiêm hỗ trợ B-Complex (khi điều trị bệnh khác) nhiều quá cũng bị đi ỉa.

    - Mình còn tự tay tiêm thuốc ATROPIN 0,1% (thuốc tiêm bắp của HANVET): Thuốc chống nôn

    (ngày 2 lần, mỗi lần 1 ống thủy tinh 2ml). Ko tiêm nữa khi đã hết nôn.

    - Tiêm 3B của người để trợ lực - rất cần để cún giữ sức.

    - Cực kỳ quan trong: Cho uống nước lá Nhọ nồi và lá Con Khỉ, càng đặc càng tốt, pha thêm đường Glucose và ít muối
    (dùng xi lanh bơm vào miệng chó nhưng ít một - tránh sặc)
    Chó có nôn thì loại nước Lá này cũng kịp dính vào Dạ dày và đường ruột.

    Nếu ko có lá Con Khỉ thì mỗi lá Nhọ nồi cũng OK.

    Việc bổ xung đường Glucose là cho chó dễ hấp thu năng lượng và tỉnh táo hơn, đồng thời đỡ đắng, chó ko bị ngang mà gây nôn.
    Muối có chức năng sát trùng vết thương đường ruột nhưng ít thôi. Và cũng là bù nước điện giải kiểu Orezon.
    Nếu có điều kiện truyền Nước có hàm lượng đường Glucose 5 - 10% thì rất OK - nước truyền của người.

    Cách dùng lá Nhọ nồi tức Cỏ mực này mình được 1 người Nông dân quê mình chỉ dẫn vào 1 lần vô tình xem ông ấy chữa chó lai nhà ông ấy (người Nông dân ko nói là tiêm Chlosultra và Truyền nước nhưng mình vẫn hỏi thêm ông Bác sỹ thú y quê mình và ông ấy bảo dùng Kết hợp để trị vi khuẩn, chứ Virus Care thì ông Bác sỹ thú y quê mình bảo là ông ấy chịu) và Mình cũng cứ thử đại xem sao (Đông Tây y kết hợp).

    Và mình đã cứu được 2 con GSD và 1 con chó lai nhà mình (1 con GSD + 1 con chó lai nhà mình và 1 con GSD của a bạn cùng huyện) và gần 10 con chó lai (ông chú mình chỉ cách cho người ta chữa) bằng cách này, sau khi chính mình bị chết 2 con GSD bé vì ko dùng lá Nhọ nhồi và Lá con khỉ vì tin vào thuốc tiêm và truyền nước - trước khi gặp người nông dân.

    (con GSD nhà a bạn thì dùng mỗi Lá Nhọ nồi vì a bạn ko biết lá Con khỉ và ko kịp kiếm)

    Dùng nước lá Nhọ nồi và lá Con khỉ thêm 3-5 ngày sau khi khỏi Care hoặc Parvo vẫn Ok (càng tốt)

    Hi .. sao lại có tên em ở đây nhỉ ?? nhưng ko phải do em viết .. e đi copy thôi ạ
    bài thuốc này rất hiệu quả đó bác ak.. e đã chưa cho 3 con chó khi áp dụng cách này rồi..
    có một con trước bị care song biến chứng sang parvo.. chữa cũng khỏi đang bình phục dần dần
    Lần sửa cuối bởi Thắng Sơn Tây, ngày 23-07-13 lúc 09:04 AM.

  3. 7 thành viên cám ơn Thắng Sơn Tây cho bài viết này:


  4. #3
    Ngày tham gia
    Jun 2013
    Bài viết
    71
    Thanks
    156
    Thanked 253 Times in 67 Posts

    Re: TRỊ BỆNH CARE - PRAVO THẤY HAY HAY NÊN COPPY ...(Bài của ThắngTiTan)

    thấy hay đưa vào đây nếu anh em nào ... cần thì dùng ...
    GSD BẮC GIANG: KẾT NỐI ĐAM MÊ - KẾT NỐI BẠN BÈ
    TRẦN QUANG KHẢI - BỐ HẠ - YÊN THẾ - BẮC GIANG

  5. 4 thành viên cám ơn manthehe7x cho bài viết này:


  6. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2012
    Bài viết
    423
    Thanks
    4,144
    Thanked 3,298 Times in 430 Posts

    Re: TRỊ BỆNH CARE - PRAVO THẤY HAY HAY NÊN COPPY ...(Bài của ThắngTiTan)

    Cám ơn anh em đã đưa thông tin để chia sẻ trên cộng đồng những người nuôi gsd trong cả nước, theo tôi hiểu bài viết của bạn cơ bản là ok, nhưng ae cho tôi hỏi làm thế nào phân biệt được bệnh Carre và Parvo?
    TRẠI GSD GIỐNG: ĐỖ VĂN ẢNH
    Địa chỉ : Phường An Tảo - Thành Phố Hưng Yên
    Số điện thoại : 0983 864 992
    Email : dovananhhy@yahoo.com

  7. 7 thành viên cám ơn dovananhhy cho bài viết này:


  8. #5
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    51
    Thanks
    81
    Thanked 494 Times in 52 Posts

    Re: TRỊ BỆNH CARE - PRAVO THẤY HAY HAY NÊN COPPY ...(Bài của ThắngTiTan)

    Hiện nay chưa có loại thuốc nào tiêu diệt được virus gây ra bệnh Carre ( Ca-rê ) -"There is currently no available medication that can destroy the virus that causes canine distemper"- Đó là khẳng định của ( trích nguyên bản Tiếng Anh trong bài viết link http://pets.webmd.com/dogs/canine-distemper

    Việc chữa trị chủ yếu theo triệu chứng: Bù nước điện giải, dinh dưỡng hoặc chống các nhiễm khuẩn kế phát. Các ca chữa khỏi được bệnh Care cũng chỉ là may mắn. Ở nước ngoài khi đã biết rõ chó bị bệnh Care người ta buộc phải cách ly tuyệt đối với chó khác và để dập tắt dịch cần phải tiêu hủy. Luật Kiểm Dịch động vật nhập khẩu ở Anh, Úc, New Zealand rất nghiêm ngặt: " cách ly 6 tháng theo dõi tất cả chó nhập vào lãnh thổ của họ".

    Quan niệm hiện đại với các bệnh dịch như Parvo và Care ở chó là " Phòng bệnh hơn chữa bệnh ", vì những con chó sống sót qua dịch này gọi là "lành bệnh mang trùng" sẽ rất nguy hiểm lây lan virus tạo thành ổ dịch cho nhiều chó khác.

    Hội chứng tiêu chảy, xuất huyết đường ruột ở chó không chỉ ở bênh Parvo, Care mà rối loạn tiêu hóa viêm ruột thông thường hoặc kế phát do nhiễm giun sán cũng có các triệu chứng này. Nhiều ca bệnh lầm tưởng là Parvo, Carrê nếu như chỉ cho uống thuốc mà khỏi bệnh !

    Truyền bù dịch qua tĩnh mạch là biện pháp hiệu quả nhất để điều trị bệnh Parvo. Tiêm thuốc cầm máu và chống nôn là chống chỉ định với điều trị bệnh Parvo vì sẽ không đào thải được các độc tố do virus phân hủy tế bào đường tiêui hóa.

    Hoan nghênh anh em đã nhiệt tình post bài, nhưng chúng ta cần hiểu hai bệnh này dưới con mắt lây lan dịch và cần phòng bệnh chắc chắn bằng vaccine là biện pháp duy nhất với chủ chó, đặc biệt các Trại chó.


  9. #6
    Ngày tham gia
    Dec 2012
    Bài viết
    67
    Thanks
    111
    Thanked 631 Times in 67 Posts

    Re: TRỊ BỆNH CARE - PRAVO THẤY HAY HAY NÊN COPPY ...(Bài của ThắngTiTan)

    Bác Báu nói quá chính xác, đúng là bác sĩ thú y có khác, hehehe.

  10. 6 thành viên cám ơn pdh cho bài viết này:


  11. #7
    Ngày tham gia
    Jun 2013
    Bài viết
    71
    Thanks
    156
    Thanked 253 Times in 67 Posts

    Re: TRỊ BỆNH CARE - PRAVO THẤY HAY HAY NÊN COPPY ...(Bài của ThắngTiTan)

    Trích dẫn Gửi bởi dovananhhy Xem bài viết
    Cám ơn anh em đã đưa thông tin để chia sẻ trên cộng đồng những người nuôi gsd trong cả nước, theo tôi hiểu bài viết của bạn cơ bản là ok, nhưng ae cho tôi hỏi làm thế nào phân biệt được bệnh Carre và Parvo?
    Bệnh care virus
    Bệnh carrê do Canine Distemper virus gây ra, là một loại virus có khả năng lây nhiễm thông qua đường hô hấp, tiêu hóa, là một bệnh có tính truyền nhiễm cao, có tính toàn cầu, chó ở mọi loài, mọi lứa tuổi đều có khả năng nhiễm bệnh và lây nhiễm.
    Bệnh Carrê: chẩn đoán và phòng trị
    Bệnh carrê do Canine Distemper virus gây ra, là một loại virus có khả năng lây nhiễm thông qua đường hô hấp, tiêu hóa, là một bệnh có tính truyền nhiễm cao, có tính toàn cầu, chó ở mọi loài, mọi lứa tuổi đều có khả năng nhiễm bệnh và lây nhiễm.
    Canine Distemper virus
    Carre thường biểu hiện với tr.chứng lâm sàng như sốt cao, hô hấp khó khăn, viêm dạ dày ruột cấp và tr.chứng thần kinh.
    Thời kỳ ủ bệnh của carre thường 3-6 ngày(dài nhất là 17-21 ngày) bệnh tình có thể kéo dài khoảng trên dưới 1 tháng. Chó phát bệnh thường chết ở tỉ lệ 50-80% thậm chí 100% nếu không sớm điều trị. Lúc bệnh phát ở dạng kế phát (thường kết hợp cùng bệnh viêm gan truyền nhiễm) tỉ lệ chết do bệnh càng cao. Bệnh phát thường đi đôi với tuổi đời của chó: chó dưới 2 tháng tuổi (do có miễn dịch của chó mẹ truyền cho) 20%; 2~12 tháng tuổi 70%,2 tuổi trở lên bệnh phát tỉ lệ thấp nhất, 5-10 tuổi 5%; chó phát bệnh care nếu được chữa khỏi có thể có kháng thể care suốt đời. Mùa đông xuân là mùa phát bệnh care.
    Triệu chứng
    Thời kỳ mới phát bệnh, bệnh biểu hiện giống cảm mạo, và viêm ruột, ho nhẹ, chảy nước mũi, nước mắt, sốt (40 độ C trở lên) sốt liên tục 2-3 ngày sau đó tự giảm, ăn ít tiêu chảy nhẹ, qua 2-4 ngày điều trị các tr.chứng trên hết,
    ]chó lại ăn nhưng ăn ít, thần kinh không được tinh nhanh, gương mũi khô, 7-14 ngày chuyển qua giai đoạn 2 của bệnh. Thân nhiệt lần thứ tăng cao (>40 độ C) Các loại thuốc giảm sốt không có hiểu quả rõ rệt (có thể kéo dào 7-12 ngày) ăn kém chảy nước mũi, ho khục khoặc như bị hóc xương, hô hấp tăng nhanh, thể bụng ngực hô hấp, giác mạc đỏ hồng, mắt ướt hoặc loét. Hậu kỳ nhiệt độ thân nhiệt chuyển thành bình thường hoặc sốt nhẹ (38.5~39.5℃),ho, dử mũi khô dần thành dạng mủ, mắt loét nhiều dử mắt dạng mủ, nhiều có thể không mở nổi mắt, (mắt nửa nhắm nửa mở)mắt biến nhỏ, gầy nhanh, thích nằm hơn vận động, ăn ít, chọn thức ăn hoặc hoàn toàn không ăn. Ỉa phân nát lẫn (có thể có lẫn máu, niêm mạc ruột.
    Song song xuất hiện đế chân biến thành dầy lên, trên da vùng bụng bẹn trong xuất hiện các nốt như hạt gạo màu hồng.
    Mắt đầy dử, dạng mủ, khiến cho mắt khó mở ra thậm chí không mở ra được
    ]đế chân biến dày lên
    Thể thần kinh: Thể thần kinh phân làm 4 loại
    1. Miệng há – đớp, đầu và một chân giật giật. 2 chân hoặc cả 4 chân giật có qui luật.
    2. Vận động không phương hướng.
    3. Động kinh, không tự chủ được miệng cắn bất kỳ vật gì gần miệng, miệng chảy nước bọt màu trắng, có khi có lẫn máu. tự động tiểu, đại tiện. co giật liên hồi không nghỉ. chạy loạn cuối cùng toàn thân mất lực nằm một chỗ nghỉ.
    chó đã chuyển sang giai đoạn thần kinh miệng không tự chủ được việc tiết nước bọt và có co giật nhẹ
    4. Thân sau không động đậy được hoặc liệt.
    Giai đoạn cuối thân sau liệt. bài tiết tiểu tiện và đại tiện không tự chủ được. (tự động)
    Chẩn đoán
    Care thời kỳ đầu có biểu hiện cảm mạo, sau đó chuyển sang cảm nhiễm các bệnh khác như hô hấp tiêu hóa, thần kinh, chẩn đoán care tương đối khó. Nhất định dựa vào tr.chứng, bệnh truyền nhiễm đang lưu hành, huyết học kiểm tra (thời kỳ đầu tổng số bạch cầu giảm xuống còn 7×109/L thời kỳ sau tổng bạch cầu tăng cao từ 1~1,5 lần), dùng phương pháp thử thuốc để phán đoán. Nhất định cần chẩn đoán phân biệt giữa care với cảm mạo.
    chữa trị
    Care không có cách chữa trị nào gọi là đặc biệt có tác dụng, nhưng nếu sớm phát hiện dựa vào các phương pháp tổng hợp đối chứng chữa trị sẽ có nhất định một hiệu quả nào đó.
    1.Dùng huyết thanh, điện giải, vitamin
    2.Đối chứng bệnh điều trị
    Phòng bệnh
    Chó phải tiêm phòng vắc xin đúng lich trình và kịp thời. Đặc biệt chó dưới 6 tháng tuổi phải tiêm đủ 2 mũi phòng các bệnh mới được mua bán, vận chuyển lưu thông
    Chó mới về, cần cách ly theo dõi 2 tuần nếu hoàn toàn khỏe mạnh mới được thả chung đàn chó đang nuôi
    Chó nghi ốm bệnh Carre cần báo BSTY thăm khám và cũng phải cách ly. Xác chết chó bệnh Carre cần chôn sâu giữa 2 lớp vôi bột, không thả trôi sông suối, nơi công cộng hoặc làm thức ăn cho người và dộng vật khác
    GSD BẮC GIANG: KẾT NỐI ĐAM MÊ - KẾT NỐI BẠN BÈ
    TRẦN QUANG KHẢI - BỐ HẠ - YÊN THẾ - BẮC GIANG

  12. 4 thành viên cám ơn manthehe7x cho bài viết này:


  13. #8
    Ngày tham gia
    Jun 2013
    Bài viết
    71
    Thanks
    156
    Thanked 253 Times in 67 Posts

    Re: TRỊ BỆNH CARE - PRAVO THẤY HAY HAY NÊN COPPY ...(Bài của ThắngTiTan)

    Trích dẫn Gửi bởi dovananhhy Xem bài viết
    Cám ơn anh em đã đưa thông tin để chia sẻ trên cộng đồng những người nuôi gsd trong cả nước, theo tôi hiểu bài viết của bạn cơ bản là ok, nhưng ae cho tôi hỏi làm thế nào phân biệt được bệnh Carre và Parvo?
    BỆNH PARVOVIRUS Ở CHÓ

    Giới thiệu
    Nguyên nhân gây bệnh được xác định do một loại virus có tên Canine parvovirus (CPV) gây ra, được xác định lần đầu tiên vào năm 1978. Và trong vòng hai năm nó đã lan rộng trên toàn thế giới. Trong những năm qua, Parvovirus chó đã đột biến thành hai chủng khác nhau và có bằng chứng của một hiện chủng thứ ba tại Ý, Tây Ban Nha và Việt Nam. Hiện tại, chủng gây bệnh phổ biến nhất toàn thế giới là CPV-2b.
    Bệnh thường được biết đến với hai biểu hiện quan trọng là viêm ruột-xuất huyết gây tiêu chảy phân có lẫn máu, niêm mạc đường tiêu hóa và viêm cơ tim.

    Đặc điểm
    Mỗi loài động vật khác nhau có virus parvo riêng của nó và nó không có sự lan truyền bệnh ngoài loài, do đó mới có virus parvo gây bệnh ở người, virus parvo chó, virus parvo mèo, parvo lợn…Parvovirus chó là một virus rất nhỏ, bao gồm một lớp vỏ protein và một sợi ADN duy nhất. Tuy nhiên virus này đã chứng tỏ sức mạnh đặc biệt của nó là lây nhiễm mạnh và nhanh chóng phân chia tế bào trong các tế bào chủ như các tế bào đường ruột, tủy xương, hệ bạch huyết và các tế bào của thai.
    Virus này không được bao bọc trong một lớp chất béo như nhiều virus khác nên chúng có một khả năng chống chịu đặc biệt với nhiều môi trường khắc nghiệt. Chúng rất ổn định trong nhiều môi trường và có thể chịu được một khoảng pH rộng và nhiệt độ cao. Chúng còn có khả năng chống một số chất sát trùng nhẹ và tồn tại trong vài tháng ở các khu vực ô nhiễm.
    Chó trên 6 tháng tuổi thường có một đề kháng tự nhiên với Parvovirrus. Nhiều con trong số này chỉ biểu hiện tiêu chảy thoáng qua. Chó 1-2 năm tuổi có thể bị bệnh nhưng thường rất nhẹ và thường không đáng chú ý.
    Một lý do không rõ, Doberman Pinchers, Rottweilers..thường dễ suy sụp bởi bệnh này.
    Cách lây lan và sinh bệnh
    Mặc dù các virus không thể lây từ mèo qua chó hoặc từ chim cho mèo…, nhưng có thể lây virus qua tiếp xúc. Virus này tồn tại trên quần áo, thức ăn, sàn nhà, lồng nuôi có thể đến 5 tháng và lâu hơn trong các điều kiện thuận lợi nên việc thăm viếng, vuốt ve cũng là một nguy cơ lớn để bệnh lây lan. Côn trùng và động vật gặm nhấm cũng có thể là vector truyền bệnh đóng vai trò quan trọng.Sự lây lan bệnh qua đường ruột là chủ yếu do con vật nuốt phải mầm bệnh. Số lượng virus nhiễm vào cơ thể cũng rất cần thiết, đó cũng là một yếu tố để gây bệnh lâm sàng. Việc tiếp xúc với chó mang virus ở tần số và cường độ cao cũng làm tăng khả năng mắc bệnh này.
    Ban đầu virus khu trú trong các mô bạch huyết ở cổ họng, từ đó vào máu. Các triệu chứng ở đường ruột xảy ra khi virus tấn công tủy xương, nhanh chóng phân chia tế bào và khu trú trong đường ruột và các hạch bạch huyết, gây tổn thương và hoại tử tế bào.
    Các thể bệnh và triệu chứng
    Triệu chứng thường biếu hiện trong vòng 3-10 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh. Bao gồm: mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, nôn mửa, sốt và các triệu chứng điển hình của mỗi thể bệnh.
    Thể tim: Các mẫu tim bị nhiễm trùng thường được tìm thấy trong chó đang bị nhiễm bệnh hoặc chó con ngay sau khi sinh. Đây là hình thức của bệnh rất ít phổ biến so với thể đường ruột. Bệnh thường rất nặng, làm viêm và hoại tử cơ tim gây khó thở và chết non (<8 tuần) của chó. Chó con tồn tại được sẽ có sẹo trong cơ tim.Thể bệnh này có thể hoặc không đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng của thể đường ruột. Tuy nhiên thể này bây giờ đã hiếm thấy trên thế giới.
    Thể đường ruột: Virus gây thiệt hại nghiêm trọng đến đường ruột. Virus phân chia trong các tế bào biểu mô ruột, gây hoại tử bong tróc các tế bào niêm mạc vì thế gây tiêu chảy – xuất huyết. Niêm mạc thường theo phân ra ngoài, hợp lại với các chất khác tạo ra một mùi hôi tanh khó chịu.Điều này có thể để mở cửa cho nhiễm trùng thứ cấp khi các vi khuẩn đường ruột như Salmonella, C. perfringens, E. coli, Campylobacter, coronavirrus và các ký sinh trùng khác có thể xâm nhập vào mạch máu nhiều hơn qua những vùng niêm mạc bị bong tróc. Kích hoạt một qua trình nhiễm trùng thứ cấp nghiêm trọng.
    Hầu hết chó bị ảnh hưởng (85%) ở lứa tuổi 6-20 tuần tuổi.
    Có ý kiến cho rằng tỷ lệ tử vong khoảng 91% và nếu được điều trị đúng mức thì tỷ lệ sống sót có thể đến 80-95%.Bệnh thường có triệu chứng tiêu chảy nặng gây mất nước, điện giải, máu và nhiễm trùng thứ cấp. Do đó, con vật có biểu hiện vô thần, sụt cân nhanh, đau đớn, shock do mất máu…Chó thường sẽ không chết do virus, nhưng thường chết do nhiễm trùng thứ cấp.
    Chẩn đoán
    - Chẩn đoán lâm sàng: chẩn đoán bệnh trước tiên phải là khám lâm sàng, xác định độ tuổi, giống và tình trạng tiêm chủng đề loại trừ.
    - Lấy mẫu phân để làm phản ứng ELISA: các phương pháp ELISA có thể thực hiện ở ngày đầu tiên của bệnh cho đến 3 hoặc 4 ngày sau đó. Các phương pháp ELISA có thể là âm tính giả nếu chạy quá sớm trong quá trình bệnh.
    - Có thể bổ sung việc chẩn đoán máu: Giảm bạch cầu hoặc lympho bào thường biểu hiện trong hầu hết các chó bị bệnh này. Trong đó, giảm bạch cầu là một gợi ý quan trọng. Ngoài ra hạ albumine, natri, kali và clo máu cũng có thể biểu hiện.
    - Có thể bổ sung việc chụp X-quang: radiographs thường giúp phân biệt bệnh với các nguyên nhân khác có ói mửa và tiêu chảy.
    Tuy nhiên việc bắt tay vào điều trị ngay từ khi con vật được nghi ngờ mắc bệnh và chưa có các kết quả về chẩn đoán phi lâm sàng là điều nhất quyết phải làm.
    Điều trị
    Trên thế giới hiện nay chưa có thuốc đặc trị để loại bỏ virus nên việc điều trị chỉ mang tính giảm triệu chứng, hổ trợ đề kháng cho con vật bệnh và phòng trị nhiễm trùng thứ cấp. Mục đích cuối cùng của điều trị bệnh này là giúp con vật sống một thời gian đủ để cơ thể của nó tạo ra một phản ứng miễn dịch. Tỷ lệ sống còn phụ thuộc vào sự chẩn đoán đúng và nhanh chóng được điều trị.
    - Nên ngừng cho ăn và ống trong thời gian con vật chưa có dấu hiệu hồi phục. Sau đó cho ăn nhẹ (nếu con vật có thể ăn được), nên cho ăn nhữn thức ăn dễ tiêu như tinh bột, thịt gà… liên tục đến 7-14 ngày sau đó là tốt nhất để giảm bớt tối đa có thể những rủi ro.
    - Điều trị ban đầu thông thường là truyền dịch, giúp bù đắp, cân bằng lại nước và chất điện gải, đồng thời bổ sung năng lượng.
    - Ngoài việc truyền dịch, việc chống buồn nôn, chống tiêu chảy, cầm máu và chích thuốc kháng sinh là điều cấp thiết.
    - Việc tiêm kháng huyết thanh chỉ có ý nghĩa khi bệnh đang khởi phát.- Chống shock do mất máu cũng là điều rất đáng quan tâm.
    - Sự chăm sóc đúng cách sẽ đưa lại tiên lượng tốt hơn, nhưng nếu chăm sóc không hợp lý, chó sẽ chết rất nhanh (môi trường dưỡng bệnh không tốt, tắm khi con vật đang ốm, cho ăn uống không theo chỉ định,… ).
    Sự thành công trong điều trị bệnh này phần lớn là do sức sống-sức chống chọi với bệnh tật của con vật. Tuy nhiên phần còn lại là do Bác sỹ thú y.
    Bác sỹ thú y sẽ đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp con vật bệnh. Nếu không làm đúng một số nguyên tắc thì đôi khi sẽ làm cho con vật chết nhanh hơn.
    Ví dụ:
    - Tiêm các loại kháng sinh dễ gây độc cho con vật trong khi tình trạng mất nước của chúng đang rất trầm trọng. (Nhóm sulfamid, nhóm kháng sinh aminozid (Streptomycin, Gentamycin, Neomycin, Kanamycin..), nhóm cephalosporin: thế hệ 1 (cephalexin, cefalothin, cephazolin, cephadroxil), nhóm polimycin: Colimicin (colistin)…)
    - Sử dụng thuốc trợ tim không đúng chỉ định sẽ làm con vật nhanh chết hơn.
    - Truyền dịch không đủ sẽ không đem lại hiệu quả, truyền không đúng cách sẽ khiến con vật nhanh kiệt sức…-
    Lạm dụng các loại thuốc cầm máu và thuốc giảm co thắt tiết dịch.
    - ……
    Phòng bệnh
    Hầu hết Bác sỹ thú y sẽ đề xuất cho chó con được tiêm phòng bệnh do parvovirus khoảng tám tuần tuổi. Ở Việt nam ta, vaccine này thường có sẵn trong vaccine đa giá. Tiêm nhắc lại sau một tháng và hằng năm.
    Người nuôi chó không nên tiêm phòng bệnh quá sớm cho chó con vì không đủ khả năng để đáp ứng miễn dịch.
    Việc phòng bệnh băng cách không cho tiếp xúc với mầm bệnh thường không đem lại hiệu quả cao.
    Mong muốn người nuôi chó nên tiêm phòng cho cún của mình nếu không muốn nó bị chết một cách oan uổng do bệnh truyền nhiễm hoặc điều trị tốn kém khi con vật bị bệnh.
    GSD BẮC GIANG: KẾT NỐI ĐAM MÊ - KẾT NỐI BẠN BÈ
    TRẦN QUANG KHẢI - BỐ HẠ - YÊN THẾ - BẮC GIANG

  14. 4 thành viên cám ơn manthehe7x cho bài viết này:


  15. #9
    Ngày tham gia
    Jun 2013
    Bài viết
    71
    Thanks
    156
    Thanked 253 Times in 67 Posts

    Re: TRỊ BỆNH CARE - PRAVO THẤY HAY HAY NÊN COPPY ...(Bài của ThắngTiTan)

    Các loại thuốc tẩy giun sán cho chó.



    Hiện nay trên thị trường, có khá nhiều loại thuốc tẩy giun sán cho chó với nhiều tên biệt dược khác nhau. Bảng kê chỉ dẫn dưới đây dùng tên gốc ( Generic names ), khi mua hoặc quyết định thuốc tẩy giun sán cho chó, cần xác định chắc chắn tên gốc của thuốc.

    Ký hiệu chỉ dẫn:

    +++ Rất tốt
    ++ Tốt
    + Ít tác dụng
    - Không tác dụng
    (1) Đọc lưu ý phần dưới.

    Tên Thuốc..............Giun móc.......Giunđũa.....Giun tóc....Sán dây........Lưu ý


    Thenium Closylate........++.............-............-...............-...............(1)

    Espisprantel................-...............-............-.............+++.............(2)

    Dichlovos...................+++...........+++..... ....++.............-................(3)

    Praziquantel.................-..............-............-..............+++..............(4)

    Milbemycin Oxime.........++............++...........++....... ......-.................(5)

    Ivermectin..................++............++...... .....++.............-.................(6)

    Pyrantel Pamoate........+++...........+++..........-..............-..................(7)

    Febendazole...............+++...........+++....... .+++...........++................(8)

    Piperazine...................-...............++...........-..............-.................(9)

    Mebendazole..............+++...........+++........ .+++..........++................(10)

    (1) Thenium Closylate: Không dùng cho chó đang bú *** chó mẹ kỳ tiết sữa nuôi con. Liều theo trọng lượng, có thể gây nôn.

    (2) Espisprantel: Không dùng cho chó dưới 7 tuần tuổi.

    (3)Dichlovos: Không dùng cho chó xác định có giun tim, bệnh gan, thận. Có thể tăng tác dụng chống bệnh ve rận của vòng đeo hoặc thuốc trị ve rận.

    (4) Praziquantel: Có thể chế cả hai dạng thuốc: uống và tiêm.

    (5) Milbemycin Oxime: Liều 1 viên / 1 tháng phòng bệnh giun tim, kiểm soát giun móc, tóc, đũa. Dùng được cho chó từ 8 tuần tuổi trở lên. An toàn cho giống chó Collies.

    (6) Ivermectin: Chỉ định phòng trị Bệnh giun tim chế dạng viên nhai. Dùng quá liều so với liều trị giun tim, đặc biệt với các giống chó Chăn cừu ( Herding breeds and their mix ) như Bẹc-giê, lai bẹc giê, có thể gây tử vong..

    (7) Pyrantel Pamoate: An toàn, dùng được cho chó đang bú mẹ. Dạng thuốc : viên hoặc thuốc nước.

    (8)Febendazole: Dạng hạt nhỏ, chưa có thông tin về tác dụng phụ.

    (9) Piperazine: Thuốc giá thành rẻ, nhưng không được dùng quá liều.

    (10) Mebendazole: Rất an toàn, Thuốc không hấp thu qua đường ruột, chỉ ở lòng ống ruột làm rối loạn chuyển hóa, hấp thu đường glucid của giun sán. Có thể dùng cho mọi lứa tuổi chó. Nên dùng trong 3 ngày liền với chó nghi nhiễm giun nặng.

    Theo 'Dog Owners's Home Veterinary Handbook'

    Link có liên quan: http://forum.vietpet.com/showthread.php?t=1940
    GSD BẮC GIANG: KẾT NỐI ĐAM MÊ - KẾT NỐI BẠN BÈ
    TRẦN QUANG KHẢI - BỐ HẠ - YÊN THẾ - BẮC GIANG

  16. 3 thành viên cám ơn manthehe7x cho bài viết này:


  17. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2012
    Bài viết
    508
    Thanks
    1,446
    Thanked 3,350 Times in 489 Posts

    Re: TRỊ BỆNH CARE - PRAVO THẤY HAY HAY NÊN COPPY ...(Bài của ThắngTiTan)

    Quan trọng là bằng quan sát bệnh lý, làm thế nào để biết cún của mình đang bị CARE hay PRAVO . Nói thì dễ nhưng khi cún nhà mình bị thật mới khó xác định.

  18. 3 thành viên cám ơn cuongtb cho bài viết này:


Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •